Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

NƯỚC TA ĐANG LẬT ĐẬT TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ĐÂY

"ước gì những hình ảnh này được dán khắp nơi vui chơi giải trí cao cấp"


TUỔI THƠ TARA - THAN UYÊN - LAI CHÂU 
Nhà cửa nó đang dư lày các kụ ạ:



Gió mát 4 mùa
Cả dưới chân lẫn phía trên:Đồ chơi do các cô giáo tự làm, ở đây chẳng có đồ chơi gì cho các con:
Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn vất vả. Để có một chuyến đi lên với các em nhỏ vùng cao Than Uyên - Lai Châu của những tấm lòng hảo tâm đã là một chuyện không dễ. Vậy mà, lên đến đây, nhìn thấy cuộc sống của các em thơ, mần non của đất nước quê hương. Khi nhìn thấy và  chứng kiến tận mắt cuộc sống của các em thơ dân tộc thiểu số, mọi vất vả khó khăn hay buồn nản của chúng tôi tiêu tan hết thảy. Các em đã làm cho mỗi chúng ta không khỏi trăn trở nghĩ suy! Không chỉ trong những khoảnh khắc sống ở nơi đây, bên các em, mà những câu hỏi cứ đeo đẳng mãi trong tâm thức mỗi con người.

Những tấm ảnh sau là cảnh các em bé học sinh trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) phải xách nước giếng về lọc trong một chiếc xô tôn hay xô nhựa đúc để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Nơi đây nguồn nước rất khó khăn. Chính nơi mà các em đi lấy nước về để rồi "Sử Lý" cũng là nguồn nước phải đi xin nhờ nhà dân.

Giếng nước, nơi luôn quá tải.

Từng chai nước giếng.

Từng chai, từng chai các em phải đi xin từ giếng về.

Đổ vào đây, thiết bị lọc nước Made in: nơi chốn "Thiên đường"

Rồi vui vẻ đợi chờ, nét mặt vô tư như Thiên thần.

Mỗi ngày như mọi ngày, cuộc sống vẫn phải đi qua nơi này.
Từng nhóm các em phải sinh hoạt trong nguồn nước như thế này, nhưng cũng chỉ có vài cái máy lọc nước của "thiên đường" như thế thôi. Hàng ngày, hàng tháng trong nhiều năm đã trôi qua vẫn vậy. Cụ thể năm học 2011 này, có 230 học sinh dân tộc nội trú, cùng với toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ CNV của trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) sinh hoạt học tập và giảng dạy trong điều kiện chỉ có một nguồn nước và máy lọc nước Made in "Thiên đường" vậy.

Và đây là phòng ngủ hàng ngày, hàng đêm của các em. Cùng những kiến thức được học trên lớp là những đói no của ngày thường. Rất gần gũi với thiên nhiên mưa - gió - rét - lạnh - nóng, cả trăng sao và các thiên thần nữa!

Ba căn phòng nội trú mới nhất.

Phòng bán trú bên hông lớp học.

Không lo thiếu ánh sáng trong mùa hè.




Khó giữ nổi gió lùa trong mùa đông.

Không có gì cần bí mật
Toàn bộ 230 em học sinh dân tộc thiểu số phải sinh hoạt trong điều kiện thế đó. Cố lên các con nhé, Đảng và Nhà Nước đang hết sức nỗ lực để mang tri thức đến cho các em, để vùng núi tiến kịp miền xuôi. Còn chúng ta, những tấm lòng nhân hậu, hãy chung tay cho các con những điều vụn vặt của cuộc sống thường nhật.

Công trình phụ của các em cũng hồn nhiên như núi rừng Tây bắc vậy!

Phòng vệ sinh - tắm của các em đó!

Lại nhớ bài tập làm văn hôm đầu tháng lan truyền trên FB của cậu bé học sinh lớp 11 trường Đống Đa - Hà Nội. Phân tích 2 câu thơ trong bài thơ "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Bài văn của anh học trò Hà Nội bị giáo viên chấm không điểm. Trong đó có đoạn: "Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => chứng minh nhà ông "Nguyển Khuyến" giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ."
Nhưng các em bé Tây Bắc cũng nhất trí với anh Thủ đô rằng, có cái phòng vệ sinh to, lớn là quá xa xỉ!

Hãy cùng chúng tôi tìm cách giúp các em.  Ví dụ như một chiếc bồn nước Sơn Hà?!Nguồn http://www.otofun.net/threads/280602-xin-xo-chua-bao-gio-em-xin-nhung-lan-nay-em-phai-xin-nhat-dinh-phai-xin-bang-duoc
Sáng 20/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. 

"Về giáo dục và đào tạo 


Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng thiếu trầm trọng các trường mầm non công lập ở nhiều nơi, kể cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều gia đình phải gửi con tại các cơ sở giữ trẻ tư thiếu an toàn và không đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập ở nhiều nơi mới chỉ là hình thức; lương, phụ cấp cho giáo viên chưa được thực hiện đầy đủ như quy định mới nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền các cấp đầu tư, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường mầm non tại các phường, xã không có trường mầm non công lập và tại các khu công nghiệp, đô thị mới, đặc biệt phải dành đất để xây dựng trường mầm non khi xây dựng những dự án nhà ở mới; đồng thời, cần có những chính sách tạo điều kiện xây dựng các trường mầm non tư thục chất lượng cao, để giảm bớt gánh nặng cho trường công lập."

Để có một minh chứng cho vấn đề này, cử tri xin đưa vài hình ảnh thực tế tại trường mầm non dân tộc thiểu số xã Tara - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu.

Những tấm ảnh được đoàn thiện nguyện chụp ngày 16/10/2011, tức là trước phiên khai mạc của Quốc Hội khóa 13 kỳ họp thứ 2 bốn ngày.

Một thành viên trong đoàn thiện nguyện đang vui chơi với các con trường mần non.

Nền đất được trải bạt dứa do đoàn thiện nguyện mới trải.

Các con ngồi cho mát cùng với gió.

Tha hồ thiên nhiên.

Cô giáo miền núi.


Tủi thân khi nghe bác Huỳnh Đảm đọc kiến nghị trước Quốc Hội!






Bộ trưởng Thăng có lý nếu Hà Nội giống nơi đây!
Trích :
” …. Bộ sẽ triển khai thí điểm từng bước giải pháp điều chỉnh giờ làm?
Không có thí điểm mà bắt tay vào làm trên diện rộng luôn.
Nhưng như vậy Bộ trưởng trả lời thế nào trước rất nhiều ý kiến lo lắng của người có con em học tiểu học, mẫu giáo sẽ không có ai đón khi cha mẹ, ông bà phải làm việc lệch giờ?

Phải chấp nhận thôi vì số đối tượng này chỉ là phần nhỏ. Không thể đổi giờ chỉ để phục vụ cho các cháu mẫu giáo được. ”  ( hết trích )

Hãy làm một việc gì đó cho các em!

Theo: Thanhvdgt1
--------------------------
Đăng bỡi: Tranhung09
*****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét