Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

BÌNH CHỌN VỊNH HẠ LONG - HAY N7W XỎ MŨI VIỆT NAM

Phải chăng Việt nam đang bị một trang Web nước ngoài hút hồn,câu khách,nhắn tin bình chọn mất tiền,cống không 60.000 US cho 1 năm...? Tất cả hình như đang đánh đố nhau,và,không biết hậu sự Vịnh Hạ long sẽ như thế nào trước viễn cảnh lù mù này?

Hãy cùng nhau khám phá những thông tin dưới đây



UNESCO khẳng định không liên quan đến cuộc vận động “7 kỳ quan mới của thế giới”


Theo UNESCO, United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, thì tổ chức này đã tái khẳng định họ không có liên quan gì đến cuộc vận động “7 kỳ quan mới của thế giới” bởi New 7 Wonders.

Cuộc vận động này được tiến hành vào năm  2000 như là một sáng kiến cá nhân của Bernard Weber, với ý tưởng khuyến khích tất cả công dân các nước lựa chọn 7 kỳ quan mới của thế giới thông qua việc bình bầu đại chúng.

Mặc dù UNESCO đã vài lần được mời ủng hộ dự án này nhưng UNESCO đã quyết định không hợp tác với ông Weber.

UNESCO phê phán cách làm của ông Weber rất nặng nề như sau:

  1. UNESCO không ủng hộ việc dùng các phiếu tự do hay đại chúng để đánh giá trị của các di tích.
  2. Việc làm của ông Weber không thể so sánh với công việc mang tính khoa học và giáo dục của UNESCO trong việc chọn lọc các di sản văn hóa thế giới (ý nói việc làm của ông Weber không khoa học).
  3. Danh sách “7 kỳ quan mới của thế giới” là kết quả của một hoạt động mang tính cá nhân, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet chứ không phải của toàn thế giới.
  4. Sáng kiến của ông Weber không đóng góp gì vào sự bản tồn các di sản được chọn bởi công chúng.

Theo UNESCO, giá trị của các di tích

  • không chỉ có thể được đánh giá bằng cảm tính và sau đó liệt chúng vào một danh sách mới, mà chúng
  • phải được đánh giá bằng các tiêu chuẩn khoa học, các chế tài về pháp lí và quản lí.

 Câu hỏi:

  1. Có cần phải tốn kém công sức và tiền bạc cho cái việc không khoa học?
  2. Đánh giá, thẩm định chất lượng của một công trình, di tích thì cần ý kiến của chuyên gia hay chỉ cần biểu quyết “đưa tay” của quần chúng?
  3. Cần giá trị đích thực được thẩm định bằng các tiêu chuẩn khoa học hay chỉ cần ý kiến của quần chúng mà phần đông không có chuyên môn?

——–

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan,

url: https://utvle.wordpress.com

——–

 Tham khảo:

Quyết định của UNESCO, http://whc.unesco.org/en/news/352

Sự thật về New7wonders

Thứ Sáu, 18.4.2008 | 09:30 (GMT + 7)
(LĐĐT) – Bernard Weber, một nhà làm phim người Canada gốc Thụy Sĩ có sáng kiến tổ chức cuộc bình chọn 7 kỳ quan mới của thế giới. Để tổ chức cuộc bình chọn này, ông Weber lập ra The New 7 Wonders Foundation (Quỹ 7 kỳ quan mới của thế giới) và xác định đó là một tổ chức phi lợi nhuận.

Giữa năm 2007, UNESCO ra thông cáo báo chí khẳng định chiến dịch mang tên “7 kỳ quan mới của thế giới” của ông Weber hoàn toàn không liên quan tới UNESCO.

Thực tế, N7W là một tổ chức vì lợi nhuận. Chỉ có điều sau vụ N7W tạm rút vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách bầu chọn các kỳ quan thiên nhiên thế giới, chúng ta mới nhận thức rõ điều này. Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán N7W tìm cách kiếm tiền bằng những “lá phiếu” của người bầu chọn. N7W còn khích lệ người bầu tiếp tục “bỏ phiếu” lần 2, lần 3 qua điện thoại và tin nhắn tuy nhiên chỉ có lần “bỏ phiếu” đầu tiên là được miễn phí. N7W được hưởng một phần cước phí viễn thông mà người bầu phải trả. Thậm chí, nhiều người còn trả tiền mua “sự xác nhận” của N7W để có thể bầu thêm nhiều lần trên mạng với giá 2 USD/lần.

Tia Viering, thành viên của N7W bao biện rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức “paid for voting” (tạm dịch: trả tiền để bầu) để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch “7 kỳ quan mới của thế giới” đã tiêu tốn. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc “mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền” này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W “không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế gần đây, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu”.

Tờ Standard (Áo) trích dẫn lời N7W cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), N7W đã đạt tới điểm “hòa vốn” và “chuyển sang hoạt động có lãi”. Sau cuộc bầu chọn 7 kỳ quan mới của thế giới có 100 triệu người tham gia (số liệu từ N7W), tổ chức này đã tận dụng thương hiệu đã trở nên nổi tiếng của mình để triển khai một loạt hoạt động kinh doanh mới như bán quyền tài trợ; bán quảng cáo trên trang webhttp://www.new7wonders.com; bán sách và phim, ảnh; bán đồ lưu niệm (áo, cốc, tách và thậm chí cả đồ chơi); bán quyền sử dụng tên New7Wonders, logo và ý tưởng hoạt động của N7W v.v… Trên trang web của mình, N7W giới thiệu rõ tất cả những “cơ hội kinh doanh độc nhất vô nhị” đó, kèm theo mẫu hợp đồng để phục vụ ngay những ai có nhu cầu.

Trong bài báo có tiêu đề “Bảo vệ di sản thế giới hay là thương mại”, báo Sachsen (Đức) dẫn lời bà Viering: “Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác”. Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần “50% dành cho tu bổ” mới chỉ là lời hứa hẹn. N7W viện dẫn lý do là còn phải trang trải các chi phí của chiến dịch “7 kỳ quan thế giới mới”. Giờ đây, N7W tiếp tục phải “trang trải” cho cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên”, sau đó lại tiếp tục có kế hoạch tổ chức tiếp cuộc bầu chọn “7 thành tựu kỹ thuật” rồi “7 biểu tượng hòa bình”….. Không biết khi nào họ mới có thể thực hiện lời hứa tu bổ của mình.

Vịnh Hạ Long và những sự mơ hồ về 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới

Sau khi thấy phong trào ủng hộ V. Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bắt đầu nhộn nhịp trở lại, tôi mạn phép viết bài này để nêu lên ý kiến của mình, tổng hợp nguồn tin và hi vọng sẽ mang lại cho các mem 4rum svnl những cái nhìn đầy đủ nhất.

Thưa tất cả các bạn:
Tôi xin nói rõ, dù chúng ta có bình chọn, có giúp VHL giành vị trí dẫn đầu, thì kết quả bình chọn do NewOpenWorld đưa ra và công nhận đó sẽ không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận.

Diễn biến việc bầu chọn

- Ngày 23-12-2007: Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức phát động bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

- Đến 12 giờ ngày 20-2-2008 (giờ VN): Vịnh Hạ Long vượt lên giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng 77 ký quan được bình chọn nhiều nhất. Đỉnh núi Phan-xi -păng vượt lên một bậc, xếp thứ năm. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn giữ nguyên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng.

- Ngày 6-4: EVN Telecom chính thức khởi động điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới tại Công viên 23-9 (TPHCM). EVN Telecom còn dự kiến sẽ tổ chức đoàn xe đạp đi xuyên Việt để cổ động cho cuộc bầu chọn.

- Ngày 9-4: Phong Nha – Kẻ Bàng và Phan-xi-păng đã bị gỡ ra khỏi danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do trang web new7wonders.com tổ chức.

- Ngày 14-4: NOW gạt luôn tên vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách.

Vì sao Vịnh Hạ Long (VHL) bị gạch tên.????

Lúc đầu, New Open World (ban tổ chức) cam kết VN không phải mất tiền khi đề cử các danh thắng trong nước tham gia cuộc bầu chọn. Nay, tổ chức này “cáo buộc” VN vi phạm luật nên loại vịnh Hạ Long ra khỏi cuộc chơi; nếu muốn tiếp tục được bình chọn phải đóng 5.000 USD/tháng

Từ ngày 14-4, tất cả những người bỏ phiếu bầu chọn cho vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên trên thế giới trên trang webhttp://www.new7wonders.com không khỏi bất ngờ, hẫng hụt khi tìm mãi mà chẳng thấy cái tên vịnh Hạ Long của VN. Trong khi trước đó, danh thắng này của VN luôn ở vị trí dẫn đầu.
Ông Ngô Hùng – Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết: “Ngày 14/4/2008, Tổ chức Newopenworld đã tạm thời loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách bầu chọn các kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Nguyên nhân được xác định là một số trang web của VN đã vi phạm bản quyền của tổ chức trên như sử dụng logo New7wonders; sử dụng hình ảnh và sao chép nội dung của website http://www.New7wonders.com vào mục đích thương mại mà chưa được sự đồng ý của họ”.

Thế đấy, nghe rắc rối nhỉ, từ việc miễn phí, tiền thuế của dân mất đi 60000USD/năm để duy trì cái tên Hạ Long trên một trang web bình chọn – giá chát quá.

Và bạn có biết tại sao VHL luôn dẫn đầu trong cuộc bình chọn không.???
”Để giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn và nhìn nhận rõ ràng giá trị đích thực của cuộc bầu chọn này, tôi xin đưa thêm số liệu thống kê có được từ Alexa.com, một trang web đánh giá xếp hạng và thống kê lưu lượng của các website. Mặc dù chỉ có giá trị tham khảo, nhưng những số liệu này cũng phần nào giải thích tại sao đề cử của Việt Nam lọt vào 7 kì quan thế giới cũng như giúp bạn đọc đánh giá đúng mức độ quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam ra ngoài thế giới.

Theo thống kê của Alexa.com tính đến ngày 17/2/2008 thì trang web New 7 Wonders hiện đang có xếp hạng thứ 8.312 trên thế giới và 491 tại Việt Nam. Điều đáng lưu ý là hơn 20% tổng lưu lượng truy cập vào trang web New 7 Wonders là đến từ Việt Nam. Số lưu lượng còn lại được đóng góp từ các quốc gia mà không ít trong chúng ta còn không biết họ ở đâu trên bản đồ thế giới như Costa Rica với 29,7%, Guatemala với 10%, Honduras với 8,5%, Bolivia với 4,5% và Serbia and Montenegro với 2,8%”

Cập nhật tình hình New 7 Wonders ngày 13/3/2008: Theo số liệu thống kê tính đến ngày 09/03/2008, New 7 Wonders đã vượt lên vị trí xếp hạng 161 tại Việt Nam (tăng 330 bậc trong vòng 3 tuần!).

Có chắc chắn là UNESCO không công nhận kết quả bình chọn?
Trong một thông cáo báo chí ra ngày 9/7/2007 và được đăng tải tại địa chỉ http://whc.unesco.org/en/news/352, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc, UNESCO nêu rõ là không có bất cứ một mối liên hệ nào giữa chương trình Di sản Thế giới của UNESCO (UNESCO’s World Heritage), với “7 Kỳ quan Thế giới Mới – The New 7 Wonders of the World”.

Theo UNESCO, kết quả từ hoạt động “7 Kỳ quan Thế giới Mới” hoàn toàn mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của một công đồng cư dân sử dụng mạng internet chứ không phải là toàn bộ thế giới.

Thật vậy, tra trên website của New7Wonders, người ta chỉ được biết hoạt động bầu chọn 7 kỳ quan thế giới mới là Tổ chức 7 Kỳ quan Thế giới Mới – The New7Wonders Foundation. Tổ chức này được lập ra vào năm 2001 do một nhà làm phim Canada gốc Thuỵ Sĩ, tác giả kịch bản và là một nhà thám hiểm – Bernard Weber đứng ra lập. Trụ sở chính được đặt tại Viện Bảo tàng Heidi-Weber, Zurich – Thuỵ Sĩ.

L‎ý do nào để New7Wonders tổ chức bình chọn các kỳ quan thế giới mới? Theo như website của New7Wonders cho biết, đó là vì “các kỳ quan cổ đại nổi tiếng đã thuộc về những người cổ đại. Ngoại trừ Kim Tự Tháp, chẳng còn kỳ quan nào tồn tại…”. Chính vì vậy, New7Wonders phải tổ chức một cuộc bình chọn qua mạng internet để xác định lại các kỳ quan của thế giới… và rồi để làm gì? Cũng thông tin chính thức từ website của tổ chức New7Wonders thì, 50% lợi nhuận chung cuộc từ dự án “7 Kỳ quan Thế giới Mới – New7Wonders” sẽ được sử dụng để tài trợ cho các bộ phim tài liệu về di tích và hỗ trợ công tác bảo tồn.

Ngoài việc khẳng định, UNESCO không có bất kỳ mối liên hệ nào với New7Wonders, người phát ngôn UNESCO còn cho rằng, ở cả hai khía cạnh ý nghĩa lẫn bền vững, sáng kiến này không thể đóng góp vào việc bảo tồn các di sản sau khi đã được bầu chọn. Theo UNESCO, nếu đánh giá bằng cảm tính hay giá trị biểu trưng của các danh thắng là hoàn toàn chưa đủ mà phải được đánh giá bằng các tiêu chuẩn khoa học được vạch ra rõ ràng.

Những thông tin trên cho thấy, việc bầu chọn kỳ quan thế giới cũng góp phần quảng bá hình ảnh và đất nước con người Việt Nam. Tuy nhiên, việc bầu chọn đó chưa phải là yếu tố quyết định cho núi Phanxipăng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, và vịnh Hạ Long như một kỳ quan thế giới theo yêu cầu của UNESCO.

UNESCO phê phán N7W những gì:
Tổ chức UNESCO với đội ngũ các chuyên gia khoa học hàng đầu thế giới, xem xét từng tiêu chí cụ thể đối với mỗi địa danh mới xác định được địa danh nào xứng đáng là di sản của thế giới để tôn vinh. Còn phương pháp độc giả của một trang web bình chọn thì không dựa trên tiêu chí khoa học nào ngoài tiêu chí số lượng người bình chọn. Ai đông thì thắng. Lấy số lượng thay thế cho chất luợng thì dù có thắng cũng không mấy vinh dự tự hào.!
UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet và tin nhắn điện thoại di động. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc bảo tồn các công trình được chọn
UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những biện pháp chế tài đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá là phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.
Tổ chức này đòi các trang web khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn phải trả phí 5000 USD một tháng. Ngoài việc bán phiếu bầu, NOW dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động.
Do điều này, Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: “Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học.”. Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber – nhà sáng lập NOWC – chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo” . Có người đã liên hệ hoạt động và cách kinh doanh của NOWC với Viện Tiểu sử Hoa Kỳ.
NOWC cũng không phải là tổ chức tư nhân đầu tiên phát động cuộc bình chọn kỳ quan thế giới, mà vào internet sẽ thấy hằng hà sa số kỳ quan thế giới mới do các tổ chức tư nhân… tự bầu!. Tuy nhiên, NOWC bằng khả năng quảng bá, và áp dụng những công thức marketing khéo léo, đã đánh trúng tâm lý, lòng tự tôn dân tộc của mỗi người, mỗi quốc gia

p/s: ý kiến cá nhân: không nên tốn thời gian và công sức, tiền bạc vào việc bình chọn này. Dù cho UNESCO có không công nhận, nhưng để VHL được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn thì cũng đáng lắm chứ. Nhưng cá nhân tôi thấy, kết quả và cả cuộc hành trình bình chọn với New7W không mang lại gì so với công sức, kỳ vọng của chúng ta, và cả tiền thuế của dân đang bị lãng phí vô ích. Nên thay vào đó, dùng tiền đó vào các chương trình quảng bá khác.
Đừng đặt lòng tự hào, tự tôn dân tộc nhầm chỗ và vô ích



Vì sao UNESCO không công nhận 7 kỳ quan thế giới mới?

Một Quỹ tư nhân của Thụy Sĩ vừa qua tổ chức bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới nhưng không được UNESCO công nhận. Quỹ tư nhân này do nhà bảo tàng học và nhà đạo diễn phim người Thụy Sĩ Bernarrd Weber tổ chức và tài trợ.

Cuộc bình chọn lần này được tổ chức có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin kỹ thuật số. Các cử tri trên toàn cầu bỏ phiếu bằng nhắn tin qua điện thoại di động, email gửi về ban tổ chức ở Lisbon thuộc Bồ Đào Nha.

Ứng cử viên kỳ quan được đưa vào vòng chung kết gồm 21 công trình được ban giám khảo lựa chọn từ 77 công trình khác nhau. Kết quả bình chọn cho thấy gần 100 triệu người đã tham gia bỏ phiếu chọn ra được 7 kỳ quan mới.

Đó là Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Lăng mộ Taj Mahal của Ấn Độ, Đấu trường Coliseum của Italy, Thành cổ màu hồng Petra ở Jordani, Tượng Chúa Jesu ở Brazil, Thành cổ Machu Picchu của người da đỏ ở Peru, và Thành cổ Mayan ở Mexico.

Vòng chung kết cuộc bình chọn được tổ chức tại Lisbon của Bồ Đào Nha được truyền hình trực tiếp đến hơn 170 nước trên thế giới với số người xem ước tính khoảng 1,6 tỷ người.

Cơ sở để cho ông Bernard Weber tổ chức bình chọn lại 7 kỳ quan cổ đại thế giới mới là 7 kỳ quan cũ chỉ tập trung ở khu vực Địa Trung hải là không phản ánh đầy đủ nền văn hóa cổ đại của thế giới. Do vậy cần bình xét lại để đảm bảo các khu vực trên thế giới đưa ra những công trình văn hóa cổ đại đáng được xếp vào hàng kỳ quan thế giới của mình.

Tuy nhiên, sự kiện nói trên không được tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận.

Nữ phát ngôn viên của UNESCO Sue Williams cho biết tầm nhìn về các kỳ quan thế giới của UNESCO rộng lớn hơn nhiều tầm nhìn của Quỹ tư nhân Bernard Weber. Do vậy 7 kỳ quan thế giới mới mà Quỹ này vừa chọn ra chỉ là quan điểm của tổ chức tư nhân, không đại diện cho quan điểm của UNESCO.

Tin bài liên quan

* Ảnh 7 kỳ quan mới của thế giới

* 7 kỳ quan mới của thế giới: Tranh cãi trước giờ G

* Những dấu hỏi quanh “7 kỳ quan thế giới mới”

Ông Christian Manhart phụ trách báo chí của UNESCO đã chỉ trích việc Quỹ Bernard Weber cuộc bỏ phiếu bình chọn qua Internet và điện thoại di động GMS vừa qua.

Ông cho rằng việc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới, trong đó gạt bỏ một số công trình nằm trong danh sách 7 kỳ quan thế giới trước đây đã đưa ra một thông điệp tiêu cực cho các nước có công trình bị gạt bỏ thuộc 7 kỳ quan thế giới đã được công nhận từ trước đến nay, và trên thực tế vẫn được UNESCO tiếp tục công nhận.

Sở dĩ 7 kỳ quan cũ tập trung nhiều ở khu vực Địa Trung Hải vì thế giới cổ đại nhỏ bé hơn ngày nay rất nhiều. Nền văn minh khu vực Địa Trung phát triển rất mạnh thời cổ đại nên có nhiều công trình kỳ quan thế giới là chuyện dễ hiểu.

Do không được UNESCO công nhận, một số công trình được bổ sung vào danh sách 7 kỳ quan thế giới mới vừa qua sẽ không được Liên Hợp Quốc bảo trợ, không được giúp đỡ về tài chính để bảo tồn di sản giống như 7 kỳ quan cũ.

Đương nhiên, những công trình nào từ danh sách 7 kỳ quan thế giới cũ vẫn giữ được trong danh sách 7 kỳ thế giới mới chẳng hạn như: Đấu trường Coloseum, v.v. thì vẫn được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi, danh dự và bảo trợ của UNESCO.

Theo Tiền Phong


Những lời kêu gọi


*

*

*

*

*

*

*





Nguồn Blog http://utvle.wordpress.com

Bài đã đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét