Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Nghệ an :Nghe Thắng xòe chửi "VÕ TẶC TRUYỀN KỲ:

Xem bài có liên quan Thư gửi tướng Võ Trọng Thanh Hoặc http://winc100.multiply.com/journal/item/446

Xin mời các bác công an Nghệ an đọc bài này mới hiểu ra con đường hoan lộ của các xếp ta cũng lắm chuyện...Về vườn rồi,chuyện chẳng yên.Mang tiếng để đời,có lúc thấy nhục .Tiền,chức sắc làm gì cho lắm.hãy nhìn gương bác Ka-Fi thì chắc các xếp mất hồn...


 ..."Phần Võ Tặc, cuối mùa Xuân năm ấy cũng hồi hưu. Không nguôi căm giận họ Phan, buổi Đại nghị cuối cùng, Tặc còn tung quân đi nhiếc móc Phan Đính và thân tín. Y gằn lên từng tiếng: “Không đánh đổ được nhà ngươi ta cũng làm cho mất mặt”! Hồi hưu rồi, Tặc mới biết, tiền nong bổng lộc của mình bị con đĩ chợ Lường bòn rút để nuôi lại cái thằng thuộc cấp. Bọn chết tiệt, nó lại còn rủa sả là lấy của kẻ giàu chia cho người nghèo. Rồi còn lí sự: Ăn cắp của kẻ ăn cắp là vô tội. Mẹ cha chúng nó! "...


HOAN CHÂU THÂM CUNG KÝ

Hồi thứ 2: Võ tặc truyền kỳ



Cụ cố nhà họ Võ ốm nặng. Xem chừng không ổn. Người vào ra tấp nập, ai cũng tỏ ý xem cụ có muốn dặn dò gì mình không. Nhưng cụ khoát tay ra hết. Nhá nhem tối, có hai chiếc xe ô tô dưới tỉnh chạy ton ton vào thẳng trong sân. Cả làng trố mắt nhìn theo. Ở đời có số thật, nghe đâu hồi 30 cụ chỉ đánh mấy tiếng trống mà cũng được phong vào hàng công thần của xứ An Tĩnh. Mà xe tỉnh phải về mới đúng chứ, làm đến chức Thượng ủy như cụ rồi thì hắt hơi sổ mũi đều phải được nhà nước lo. Cụ ốm nặng họ về thăm là phải.


Những lời nhặng xị của mấy ông bà hay mua sỉ bán lẻ đúng là sai toét. Người đi trong hai xe ô tô kia đúng là người dưới tỉnh, nhưng là những người trước đây được cụ cất nhắc. Nay cụ nhắn về để bàn việc hệ trọng. Không biết hệ trọng đến mức nào mà cụ cho đóng kín mít cửa buồng, không ai được vào, trừ ông trưởng tộc. Chắc là cụ tiên liệu được ngày đi nên mới bàn hậu sự kỹ thế. Ở cái làng Đại Xá này kể cũng lạ, không có chuyện gì bí mật được một buổi. Sau vài giờ đồng hồ chuyện nhà cụ cố Ẩn đã oang oang cả xóm. Rốt cuộc là cụ cố lo lắng cho con cái sau này. Cụ cho gọi mấy tay thân tín về để giao lại thằng Tặc, nhờ họ rèn dũa.

Hôm đó cụ ho dữ lắm, nói nửa câu lại ôm ngực ho mất cả chục phút. Câu được câu mất, nhưng tóm lại là vầy: - Các chú biết đấy, tôi có hai thằng con. Thằng cả thì không đáng lo, nó biết phân phải trái. Tôi lo là lo cho thằng Võ Tặc. Ối chà, cha mẹ sinh con trời sinh tính. Từ nhỏ nó đã thô kệch, thích tay chân hơn lí lẽ, câu trước câu sau đã muốn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Vả lại, mắt nó sao lại giống mắt cú, nhìn người như muốn ăn tươi nuốt sống. Thằng này có cơ phát tướng lắm, nhưng tôi sợ nó trở thành “ranh” Tướng thì nguy. Phần tôi chắc cũng chỉ cầm cự được nay mai thôi. Tôi mời các chú đến, trước là có lời cho phải phép, sau là xin các chú một lời hứa, thay tôi dạy bảo cháu cho nên người, kẻo tôi chết mà không nhắm được mắt.

Cụ cố lại ho rũ rượi. Bọn Như Vy, Hưng Đáo, Đông Tùy…đứa nắn chân, đứa vuốt ngực, rồi dạ ran một lượt. Cụ vui lắm, lần lượt nắm chặt tay mọi người. Tối đó cụ ăn được lưng bát cháo, uống gần cút rượu, tảng sáng thì đi.

Cụ cố đi chưa lâu, Võ Tặc được cất nhắc làm Công sai ở huyện Quỳnh. Cả làng Đại Xá bàn tán xôn xao, ai cũng cho là mả cụ cố kết nên con cái sớm được hưởng phúc. Riêng Tặc thì vênh váo lắm, thỉnh thoảng say say hắn lại bảo: Tao còn làm đến chức Đầu ty mới thôi.

Người huyện Quỳnh ít thấy Tặc công sai về nhà, ngày nghỉ y cứ dấu diếm mấy cái bọc nhỏ có, to có đi ra phía Hà Thành. Xem ra Tặc đang có những đường đi nước bước cần phải giữ kín. Thêm nữa, cứ mỗi bận giỗ cụ cố, Tặc bày soạn linh đình, tiếng là để báo hiếu cha, tri ân thân bằng cố hữu của cụ, nhưng thực chất là Tặc muốn nhắc bọn Như Vy, Hưng Đáo, Đông Tùy…đừng có mà nuốt lời với người đã từng cất nhắc chúng. Mặt khác, thỉnh thoảng Tặc lại nhờ người ở Bộ Hình mà y cứ gói gói ghém ghém ra gặp bấy lâu đánh dây thép nhắc nhở.

Lúc này, Công sai Thành Vịnh là Đặng Thọ, người đã có nhiều công tả xung, hữu đột đang được nhắm đến để ban chức Phó Đầu ty. Tặc căm lắm, bèn sai người lén lút tố điêu, đổ tội cho họ Đặng tư túi trong xây dựng Công sai đường. Lại được người ở Bộ Hình bày mưu, thuê đăng tin lên tờ nhật trình phía Nam. Nhưng họ Đặng là người nhân cách, không thèm đếm xỉa. Vậy nên ít lâu sau, Võ Tặc được phong làm Phó Đầu ty Công sai, thay cho Đặng Thọ. 

Tặc chú tâm diệt trừ bọn cướp, giết, hiếp và bọn buôn bán nha phiến để làm hàng. Đối với bọn tham quan, y dùng kế rung cây dọa khỉ. Nghe chuyện, cả đám bấu lấy họ Võ mà cầu cạnh. Chả mất gì mà y vừa có tiền cống nộp vừa có bọn tự nguyện làm trâu ngựa. Thanh thế của Tặc chẳng mấy chốc mà vang lừng. Bấy giờ chốn quan trường loan tin Phan Đính được cất nhắc lên làm Tổng đốc. Võ Tặc mừng lắm. Đây chính là cơ hội trời cho, bằng mọi giá phải giật cho được cái chức Đầu ty. Hiềm một nỗi, Phan Đầu ty là người chín chắn, lại thêm lệ nhà Sản, người trước giới thiệu người sau. Đã ba lần tấu trình mà họ Phan không đả động gì đến hắn, một mực giới thiệu cấp phó là Danh.Võ Tặc tức sặc máu. Y thề không đội trời chung với dân Phủ Diễn chứ không riêng gì với nhà họ Phan.

Lúc bấy giờ, Trung Hòa Thân đang đứng đầu An Tĩnh. Họ Võ một mặt chuyên cần thăm hỏi Hòa Trung Đường, mặt khác dùng người Bộ Hình ép xuống. Theo lối cũ, Võ Tặc cho tay chân đổ điều nói xấu đối thủ, ngấm ngầm đe dọa thuộc cấp phải mạo phiếu cho y. Rồi huy động bọn công, thương cống nộp ngân quỹ để chạy chọt quan trên. Nghe đâu tốn lắm. Giống như họ Đặng, Danh vốn tính cách kẻ sỹ nên không hề đấu điều, cứ việc ngay mà làm. Chính vì thế mà Tặc đã được Trung Hòa Thân đưa vào diện quy hoạch, chuyện chưa có tiền lệ ở An Tĩnh. Sang đầu xuân Ất Dậu, nhà Sản năm thứ 60, Tặc dương dương tự đắc ngồi vào ghế Đầu ty Công sai.

Ngay bữa đầu nhiếp chính, y đã lên ngay kế hoạch: Trước nhất là diệt trừ tất cả bọn người Phủ Diễn, nhất là những đứa thân tín của họ Phan. Sau nữa là bố trí tai mắt ở những nơi quan trọng để dễ bề lũng đoạn. Ít lâu sau, tân Công sai Thành Vịnh, họ Đào, người Phủ Diễn bị coi như chém đầu làm lệnh, ban cho mất chức.

          Bấy giờ phía Tây Nam, thuộc đất Phủ Quỳ có bọn lục lâm thảo khấu, được quan trên bao che đã nổi loạn đào bới khoáng sản. Họ Võ hay tin liền nghĩ kế chiếm đoạt. Xét trong toàn bọn sai nha thân thuộc chỉ có tay Sầm Nghi là trị được bọn này. Nhưng hắn chưa được ban sắc chỉ của nhà Mạc -  Lê nên bổ nhiệm xem ra có điều tiếng (nhà Sản có lệ người được phong chức phải có sắc chỉ nhà Mạc – Lê). Nhưng nếu bổ muộn thì còn gì mà gặm. Người không ăn là chó ăn ngay. Thôi kệ, cứ bổ chức cho hắn đã rồi cử đi nhận sắc chỉ sau.

Sầm Nghi nhậm chức xong liền được cử đi lĩnh sắc chỉ Mạc - Lê. Bữa đó thi cử đàng hoàng, Nghi đã rất chu đáo phong bao, phong bì dày cộm, lại còn cơm rượu lu bù, thế mà lão giám khảo cứ chặn trước mặt y. Cuốn sách hắn đã dở đúng trang cần chép rồi mà lão thầy này định làm khó phỏng. Cả trang giấy trắng tinh, Nghi mới vẽ được ba chữ: “Liệt Ninh nói:” và hai cái dấu chấm. Thầy đứng hồi lâu, rồi hỏi: Liệt Ninh nói gì thì nói đi, Nghi đại nhân. Hắn lầu bầu:

-Bẩm, thầy cứ đứng đó mãi thì Liệt Ninh làm sao nói được.

Thầy giáo cười ngặt nghẽo: Tôi hiểu, tôi hiểu!  

        Sau đó ít lâu, Nghi được ban sắc chỉ đỏ, liệt vào hàng đỗ đầu.

          Ngoài việc cúng nạp số khoáng sản chiếm được, Sầm Nghi đã trả ơn quan anh bằng một việc mà cả Võ gia phải ghi công. Nghi học theo lỗi cũ, xin kết nghĩa thủ túc với Tặc, rồi không ngần ngại cắt nửa phần đất tông miếu có thế rồng cuộn, hổ ngồi ở xứ Đông Tây Hưng để quan anh cát táng tiền nhân. Tặc nhận đất, nhận tấm thịnh tình của Nghi mà trong lòng vui mừng khôn xiết. 

         Lại nói về Võ Tặc, sau khi diệt trừ xong bọn người Phủ Diễn, bố phòng tai mắt, y ra chiều hống hách. Hồi này bọn Như Vy, Đông Tùy… đã hồi hưu, hễ cứ gặp nhau lại thở dài: “Ái zà, trước đây cụ Ẩn nói cấm sai, thằng này đã thành “ranh” Tướng mất rồi. Đúng là không ai hiểu con bằng cha”!
  

        Tặc cho họp bọn quan tham mà y đã tha tội với dụng ý liệt thêm tội bọn này để dễ bề thu nạp. Xong thì giao nhiệm vụ cho từng đứa tìm cách trả thù họ Phan. Cùng lúc này, An Tĩnh có họ Hoàng một mực không phục tùng Trung Hòa Thân, vả cũng không hùa theo phường hội của Võ Tặc. Tức thì Hoàng Hạ cũng bị liệt vào loại cần phải triệt. Trung Hòa Thân muốn đánh đổ Hoàng Hạ từ lâu nên nhanh chóng làm ô lọng cho phái Võ Tặc.

Xứ An Tĩnh đã 65 năm dưới triều nhà Sản nhưng chưa bao giờ hỗn loạn như lúc này. 

Bấy giờ ở Thành Vịnh, quan quân thi nhau cướp đất của dân. Quan phụ mẫu là Hắc Hải, thông đồng với cấp dưới làm càn, bao che cho hàng chục tên quan tham không bị truy cứu. Lòng dân vô cùng oán thán. Thảo dân Phạm Đức Tuyên, Nguyễn Hoàng Thiết trăm lần kêu trời không thấu bèn viết chuyện đăng lên mấy tờ nhật trình. Sản ủy cho kiểm tra, sai nha xem ra lẫm liệt, tưởng phen này Hắc Hải toi đời. Thế nhưng để thêm tay chân đối chọi với hai họ Hoàng, Phan, Võ Tặc đã lệnh cho Thái Văn, Chánh ủy kiểm tra phải giơ cao đánh khẽ, cứu bằng được Hải. Hắc Hải thoát nạn, biết rõ Tặc là hạng võ biền nhưng cũng phải muôn phần cảm tạ, thân làm khuyển mã.
 

         Võ Tặc ngày càng lộng hành, y ngang nhiên bắt bọn công, thương phải cống nạp tiền vàng, gọi là đóng quỹ từ thiện. Tặc thu được không biết cơ man nào là tiền nhưng không hề chi cho ai đồng nào, mà chỉ để cho vợ y đi khắp miếu mạo trong thiên hạ đốt vàng mã cho rát tay, cay mắt.

          Rửng mỡ, Tặc lệnh sai nha tìm kiếm người đẹp, trước để thưởng thức của lạ, sau kiếm quý tử nỗi dõi. Ở miệt chợ Lường, có ả Thành dáng người phốp pháp, chân dài, mặt đỏ. Nếu ở vào thời Thiên vương Hồng Tú Toàn thì được tuyển làm cung phi là cái chắc. Chỉ có điều ả là vợ của tên tội phạm nha phiến. Kể cũng hơi ngại, nhưng thôi kệ. Cái giống chân dài, mặt đỏ này là hay lắm. Đoạn Võ Tặc ngắm nghía ảnh thị rồi tự sướng, nổi hứng ngâm nga mấy câu cổ văn:

Hồng diện đa dâm thủy
Trường túc bất tri lao
  

        Xem ra Tặc say ả Thành như điếu đổ. Bao nhiêu bổng lộc về sau ả vơ vét hết của y. Ả còn nhõng nhẹo Tặc dựng cho một mái nhà nho nhỏ, trị giá đâu chỉ hơn 2 tỷ quan. Rồi chẳng nhẽ một mai có bầu em phải đi xe ngựa bình bịch à, lỡ cảm lạnh thì ảnh hưởng đến ấu Tặc. Họ Võ thấy bùi, tặng luôn ả một con Venza màu mận, đâu chỉ hơn tỷ tám quan tiền.

Bấy giờ, Trung Hòa Thân đã bị phế, phái họ Võ sứt mẻ ít nhiều, Trần Thanh Nhút vừa mới được bổ về thay Trung lại chưa rõ ý tứ. Vì thế mà bổng lộc của Tặc cũng kém. Trong lúc, thị Thành lại đòi hỏi thêm nhiều thứ. Hôm sau, Võ Tặc rao bán hơn 80 suất sai dịch, bổ về cho các quận huyện ban, bệ. Không biết họ Võ và thị Thành thu được  bao nhiêu, nhưng con em mua việc ở Công sai đường thì xuýt xoa mãi:

Đắt đỏ, đắt đỏ!

          Nói về Trần Thanh Nhút đại nhân. Được bổ về thay Trung Hòa Thân, những tưởng ngài công minh chính trực, ai ngờ cũng là phường đòn xóc hai đầu, giá áo túi cơm. Nắm được thóp, bọn Võ Tặc lại tiếp tục lộng hành. Ví như, Hắc Hải được phân công tuyên gương sáng của tiền nhân nhưng lại ngụy tạo thành tích, rút tiền ngân khố tiêu xài, xe ngựa công đường coi như xe của vợ, suốt ngày ăn tục nói phét…Nhút biết rõ nhưng làm ngơ, chờ đến mùa Xuân năm Tân Mão, nhà Sản năm thứ 66 thì rút êm.

Người đương thời có thơ than rằng:

Tham đi để lại đêm dài
Nhũng đi để lại lâu đài xác xơ
Nhút về tay trống, tay cờ
Quan quân náo loạn hết giờ lại ra
Đứa nào rồi cũng như ma N A rách nát vẫn là N A.

          Phần Võ Tặc, cuối mùa Xuân năm ấy cũng hồi hưu. Không nguôi căm giận họ Phan, buổi Đại nghị cuối cùng, Tặc còn tung quân đi nhiếc móc Phan Đính và thân tín. Y gằn lên từng tiếng: “Không đánh đổ được nhà ngươi ta cũng làm cho mất mặt”! Hồi hưu rồi, Tặc mới biết, tiền nong bổng lộc của mình bị con đĩ chợ Lường bòn rút để nuôi lại cái thằng thuộc cấp. Bọn chết tiệt, nó lại còn rủa sả là lấy của kẻ giàu chia cho người nghèo. Rồi còn lí sự: Ăn cắp của kẻ ăn cắp là vô tội. Mẹ cha chúng nó!          
                                        Thi An Nại Nghệ

Nguồn http://thangxoe.blogspot.com/2011/10/hoan-chau-tham-cung-ky_31.html#more

Bài đã đăng

                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét