Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Nghệ an : VĂN NGHỆ SỸ VƯỜN CÃI NHAU RẦM RẦM



Cá Gỗ 


Nghệ an- không thấy ảnh,không thấy thơ,cũng không thấy văn xuôi tiểu thuyết gọi là hòm hòm cho dân biết vài chữ cũng được.Thế mà lại có cái giải Hồ xuân Hương như là giải Nô-ben vậy.Kiện cáo ,bôi bác rồi nói xấu nhau như ở ngoài chợ Vinh vậy.

Tôi chưa từng được nghe có lá đơn kiện nào dài đến 30 trang .Đó là tác phẩm kiện dài nhất của ông phó nháy Quốc hiền có cựa hàng ảnh cưới mỹ viện gì gì đó ở tam giác quỷ...Điều hay hơn nữa là Anh Quốc Hiền lại năm trong ban giám khảo vừa chấm cho mình,chấm cho vợ,chấm cho con...

Thôi thì để các nhà chức trách nói cho công bằng,tui nói thì chẳng ai tin:

Hai bài dưới đây đăng trên báo Văn hóa Nghệ an:

Giải Hồ Xuân Hương lần thứ IV – Những chuyện bi hài…


Xin phúc khảo giải thưởng - chuyện chưa có tiền lệ

Theo thể lệ của giải Hồ Xuân Hương (và nói chung tất cả các giải thưởng khác) không có quy định này. Mục đích của hầu hết (nếu không nói là tất cả) các đơn thư là xin được nâng hạng giải thưởng cho tác phẩm của mình (hoặc người thân trong gia đình).

Cụ thể như: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Quốc Hiền yêu cầu nâng hạng giải thưởng không chỉ cho mình mà cho cả vợ và con gái,

NSNA Từ Thành đề nghị được nâng hạng giải thưởng từ giải C lên giải B.

Nhà thơ Thạch Quỳ đề nghị xem xét đưa tác phẩm của mình lên giải A (tác phẩm của ông đã được hội đồng chung khảo xếp giải B.

Một số nhà thơ khác cũng có đơn đề nghị nâng hạng giải thưởng như: Vũ Toàn, Đặng Hồng Thiệp, Nguyễn Trọng Tuất...

Còn nhạc sỹ Phan Thanh Chương lại đề nghị hội đồng giải thưởng xem xét lại ca khúc “À ơi ví dặm” của mình chỉ được xếp giải Khuyến khích, trong khi tác phẩm này đã được giải Ba của Hội Nhạc sỹ Việt Nam năm 2006.

 Một số nghệ sỹ khác lại viết đơn xin nâng hạng giải thưởng với lý do khá đặc biệt là tác phẩm của họ không thể ngồi “chung chiếu” với một số người theo họ là không xứng tầm!?

 Xin phúc khảo nghe có vẻ như chuyện ở một cuộc thi tốt nghiệp bậc học phổ thông, hay thi vào đại học chứ  không phải ở một giải thưởng danh giá về VHNT. Thế mà là thật, thật 100%, ở Nghệ An, và chắc là chuyện lạ, rất lạ của cả...nước!
 
“Xin điểm” không được... thì tố cáo

Trong suy nghĩ của đa số công chúng, người nghệ sỹ thường không bận tâm về chuyện lợi danh, được mất tầm thường. Nhìn vào Giải thưởng Hồ Xuân Hương lần này, té ra mọi người đã bị “bé cái nhầm”. Người khơi mào đầu tiên và cũng là người có nhiều đơn thư khiếu kiện nhất là nghệ sĩ QH, mặc dù nghệ sĩ này chính là một trong những thành viên của một Hội đồng sơ khảo của giải. Không những đã chấm điểm cho vợ, con, mà theo đơn của một nghệ sỹ nhiếp ảnh khác cho biết thì ông QH còn đề nghị một thành viên trong ban sơ khảo nâng điểm cho tác phẩm của mình và... con. Khi không được sự đồng ý (vì phiếu điểm đã niêm phong), nghệ sỹ này đã quay sang viết đơn tố cáo. Bi hài hơn nữa, nghệ sỹ này đã tự “xếp hạng” cho tác phẩm của con gái mình - một người mới vào nghề, cao hơn nhiều nghệ sỹ thành danh trong tỉnh: “Riêng bộ ảnh của CN[tác giả viết tắt] phải hơn bộ ảnh của Văn Hoành, Đăng Việt, Thanh Hải...”. Ngoài ra, ông còn tố cáo việc vi phạm bản quyền, tố cáo nhân sự chấm giải, tố cáo thành viên ban chỉ đạo…rồi gửi đơn vượt cấp, gửi cho nhiều người và đặc biệt nhất là ông còn... quay phim, ghi âm, không biết để làm gì, để làm tư liệu hay là để ...ép.
Không thể không xếp chuyện này vào số các chuyện lạ của giải HXH năm nay!
 
“Vừa đá bóng vừa thổi còi”
 
Có một chuyện có lẽ cũng chỉ ở giải HXH năm nay mới có. Đó là những tình huống “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ít nhất trong giải này có ba trường hợp cha chấm giải cho con và một trường hợp chồng chấm giải cho vợ. Công tâm và thiên vị hay không, đến mức độ nào cũng khó mà biết, khó mà phân xử. Tuy nhiên theo lẽ thường tình của người Việt ta thì cũng thật khó mà sòng phẳng. Giá như các vị trong các ban giám khảo biết đường xin rút khỏi các tình huống này thì không đến nỗi... Phải chăng vì “cố đấm ăn xôi”?! Mà thiên hạ họ suy đoán này nọ cũng có cớ vì như trên đã nói, có một vị chấm cho vợ, cho con rồi nhưng vẫn chưa thỏa... chí, còn xin thêm điểm để hy vọng có giải cao hơn. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trước là trách cái lòng tham... giải, sau phải trách cái thể lệ của giải. Cũng là có lý khi có người nhiều người cho rằng trước hết là tại thể lệ cho phép các thành viên trong ban chỉ đạo và hội đồng giám khảo được gửi tác phẩm dự giải. Trong khi đó, lại “bỏ quên” việc quy định các thành viên ban giảm khảo tuyệt đối không được tham gia chấm giải cho người thân. Không nâng điểm cho vợ con mới là chuyện lạ chứ thêm thắt chiếu cố cho vợ con là chuyện thường tình! Do được phép vừa “đá bóng” vừa “thổi còi” mới sinh ra chuyện lình xình của giải, và một số nghệ sỹ thì cãi vã, thậm chí còn dọa xô xát nhau.

 Một chuyện khác, cũng rất tréo ngoe và lạ là khi một tác phẩm lọt vào vòng chung khảo được chấm bởi một hội đồng gồm 14 thành viên nhưng chỉ có duy nhất một thành viên có chuyên môn về lĩnh vực mà tác phẩm dự giải. Ví như mỹ thuật chẳng hạn, vào vòng chung khảo chỉ có duy nhất một nghệ sỹ tạo hình có quyền bỏ phiếu!?. Vậy là nhà thơ thì chấm nhạc, nhạc sỹ thì chấm tranh, họa sỹ lại chấm múa, nghệ sỹ múa lại chấm ảnh…Bởi thế mà khi có tác phẩm  bị loại hoặc tụt hạng ở vòng chung khảo đã có không ít người bày tỏ sự bức xúc, họ cho rằng hội đồng đã không đánh giá đúng giá trị tác phẩm của họ. Đúng sai hồi sau sẽ rõ nhưng dẫu sao thì đây cũng là một cái cớ rất hợp lý để cho nhiều người vin vào để “gửi gắm'’ cái "nỗi niềm riêng” của họ.

 Với cơ sự này thì việc trao giải lần này sẽ chậm lại so với dự tính ban đầu. Đó là chuyện có thể chắc chắn được. Duy có một điều chưa có gì chắc chắn là liệu từ nay đến ngày đó không biết có ai sẽ làm đơn xin rút khỏi danh sách đề cử giải thưởng hay không./.
 
Nhóm PV


Giải thưởng VHNT HỒ XUÂN HƯƠNG: Có gì bên trong những lá đơn… dài?

THANH HẢI

VHNA: Như chúng tôi đã từng đề cập, giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương lần thứ 4 (2011) đáng lẽ đã được tổ chức trao tặng cho các văn nghệ sỹ. Tiếc rằng, do có nhiều điều bất ổn nên công việc này cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Trong số các nguyên nhân làm nên sự chậm trễ này có việc khiếu nại của một số văn nghệ sỹ. Chúng tôi đăng ý kiến sau của nghệ sỹ nhiếp ảnh Thanh Hải để bạn đọc có thể tiếp cận một cách nhìn của người trong cuộc. Đây là quan điểm của tác giả Thanh Hải. VHNA chưa có bình luận về ý kiến này.

Sự việc đã kéo dài nhiều tháng nay. Sau khi vòng sơ khảo giải HXH kết thúc, rất nhiều người nhận được tập đơn khiếu nại, tố cáo của nghệ sỹ nhiếp ảnh Quốc Hiền(QH) gửi qua đường… trao tay. Sự việc đi đến đâu thì chưa rõ, chỉ biết cho đến nay, khác những lần trước, giải đã công bố 1 tháng mà chưa tổ chức được lễ trao, vì cứ lình xình đuổi theo đơn. Và có lẽ bà Chúa Thơ Nôm dù có trí tưởng tượng phong phú đến mức nào cũng khó nghĩ ra việc xét giải thưởng VHNTmang tên mình năm nay lại có những lá đơn như của ông Quốc Hiền.

Sau các cuộc thi thường cũng có một số người chưa hài lòng về chuyện này, chuyện nọ. Đó là chuyện bình thường. Nhưng rồi  hầu hết đã được giải quyết ổn thỏa, nhẹ nhàng mà không phải tốn nhiều công sức, tiền của, không đao to búa lớn, không rùm beng như lần này.

Có thể nói, nguồn gốc nguyên nhân của tập hồ sơ đơn từ của ông QH (cho đến nay đã lên tới trên 30 trang) bắt nguồn từ việc xét giải HXH cho các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật. Rõ ràng công tác tổ chức và quá trình triển khai thực hiện thể lệ có một số vấn đề thiếu sót, và thiếu chặt chẽ… Ban sơ khảo làm việc hình như cũng có vấn đề chưa thống nhất về phương pháp. Tôi cũng đồng tình với một số vấn đề, những hiện tượng trong đơn của ông QH đã đề cập và đề nghị Ban chỉ đạo và cơ quan tham mưu là Hội VHNT phải nghiêm khắc nhìn ra, rút kinh nghiệm và xử lý.

Viết đơn là quyền của công dân, nhưng nội dung và thái độ mà QH (và một số người) thể hiện trong đơn là quá mức cần thiết, thiếu tính thuyết phục. Thực ra những thiếu sót, những hiện tượng đã nêu trong đơn chưa đến mức phải “hành xử” theo kiểu này. Còn nhiều hướng giải quyết, xử lý một cách rất văn hóa, rất xây dựng, rất tình người mà hiệu quả lại cao.

Xin nêu mấy vấn đề mà người đọc phải suy ngẫm đằng sau kỷ lục của những lá đơn về số trang ( hon 30 trang) về số địa chỉ gửi đi ….cả nước , là điều gì.

1. Nhiều nội dung tố cáo khiếu nại trong đơn là thiếu tính thuyết phục vì những vấn đề được đưa ra để tố cáo khiếu nại chỉ dựa trên sự áp đặt chủ quan của cá nhân mà thiếu chứng cứ kết luận. Đơn ngày 28/ 5/ 2011, QH viết : “ 3 thành viên sơ khảo thông đồng cấu kết với nhau, liên kết để trù dập tác phẩm của anh em…điều đó dẫn đến các bộ ảnh có giá trị nghệ thuật cao hơn lại bị xếp thấp hơn của Văn Hoành và những người cùng ê kíp”. Không thể cứ nói đại như thế được khi không có bằng chứng để kết luận hành vi thông đồng hoặc khẳng định một êkip. Mặt khác Quốc Hiền cũng là một thành viên trong hội đồng, có đủ quyền lợi và trách nhiệm, sao lại không có chính kiến nếu thấy có dấu hiệu thông đồng ? Hoặc QH cho rằng:“ Riêng bộ ảnh của Cẩm Nhung phải hơn bộ ảnh của Văn Hoành, Đăng Việt…”. Đó là cảm nhận của riêng QH chứ không nên và không thể khẳng định điều đó. Ảnh của tác giả nào xếp loại gì thì đã được tập thể 5 thành viên Hội đồng sơ khảo(trong đó có cả QH) xem xét bỏ phiếu, đó mới là điều khách quan. Hoặc đưa ra lập luận: Tác phẩm của QH và Cẩm Nhung đoạt giải ở chỗ này chỗ khác tại sao lại thấp điểm hơn một số tác phẩm ở cuộc thi này ( giải HXH)? So sánh như vậy là khập khiễng, vì mỗi cuộc thi có chủ đề và tiêu chí riêng. Ví như tác phẩm Cánh Chim Việt, theo QH nói “ đã được giải thưởng cuộc khác rất lớn của tỉnh”, nhưng đều bị loại từ vòng ngoài tại các cuộc thi ảnh từ cấp tỉnh, khu vực đến quốc gia (vì bức ảnh dùng phô tô shốp chắp ghép thiếu trung thực), đó là chuyện bình thường.

2. Tiêu đề các đơn là tố cáo, khiếu nại, nhưng đã dành gần một nửa số trang để tự phân tích và kết luận những tác phẩm của 3 thành viên trong gia đình QH. Sau khi hết lời ca ngợi thành tích trong lĩnh vực sáng tác ảnh của vợ con, anh khẳng định “ít có tác giả nào trong tỉnh phấn đấu được như thế”. Ngược lại, khi phân tích tác phẩm của nhiều tác giả khác anh lại theo ý chí chủ quan và cho rằng rất yếu, rồi kết luận không bằng bộ ảnh của Cẩm Nhung. QH còn khẳng định trong đơn “ cũng nhờ có tác phẩm Huyền Thoại Truông Bồn của anh mà bộ ảnh của Nghệ An đoạt giải đồng đội tại một kỳ liên hoan ảnh khu vực”. Nói như thế là không khiêm tốn. Trong thành tích tập thể có sự đóng góp của cá nhân đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng thử hỏi nếu không có một HCĐ, giải KK, và chất lượng bộ ảnh triễn lãm của Nghệ An thì một mình Huyền Thoại Truông Bồn sẽ làm nên điều gì?

3. Trong các đơn từ của QH dùng qúa nhiều ngôn ngữ có lẽ là không phù hợp với giới trí thức, văn nghệ sỹ  khi nói về đồng nghiệp. Anh tỏ thái độ chì chiết lăng mạ, xúc phạm người khác, gây phản cảm cho người đọc. Nhiều nội dung tố cáo có tính quy chụp và vu khống, không có cơ sở khách quan.

Xin trích một số lời trong đơn ngày 30/ 4/ 2011:

- “ Chắc chắn Sỹ Minh sẽ cho Trần Duy Ngoãn 10 điểm và Trần Duy Ngoãn cũng chấm lại như vậy để trả ơn cho Sỹ Minh”.
- “Máy ảnh của Sỹ Minh do Báo Nghệ An mua cho để làm báo rồi kết hợp làm giàu…rồi lại thông gian với Trần Duy Ngoãn một tổng giám đốc có quá nhiều thuận lợi hơn chúng tôi”
-“ Vì sao Văn Hoành lại thỏa hiệp với Trần Duy Ngoãn và Sỹ Minh như vậy? Có lẽ muốn hai vị này cho bộ ảnh rất yếu của mình được điểm cao. Vì sao Sỹ Minh lại nhiệt tình với Trần Duy Ngoãn như vậy? Điều này cũng dễ hiểu. Chúng ta đều biết Sỹ Minh có thuận lợi cả về kinh tế và chính trị khi giúp Trần Duy Ngoãn từ một vị chủ tịch huyện về làm tổng biên tập Đài PTTH Nghệ An, được nổi tiếng, nhằm che dấu sự non yếu về chuyên môn”.

Trong đơn ngày 24/8/ 2011 QH viết:

- “ Nguyễn Thị Phước ngồi ở vị trí khá quan trọng mà đã cực đoan, cá nhân chủ nghĩa, dở nhiều thủ đoạn thấp hèn…”
- “ …Việc làm này của Nguyễn Thị Phước nhằm cơ cấu Văn Hoành, Minh Châu chấm cho mình và chấm cho ê kíp”.
- “ Thực chất Nguyễn Thị Phước luôn luôn muốn có Văn Hoành trong hội đồng để chấm cho nhau thật cao và chấm điểm cho người khác thật thấp” v v….

Bên trong những lá đơn dài mà tôi đã nói ở trên chỉ chủ yếu là những điều như vậy. Những nhận thức, nhận định và câu chữ kiểu này xin phép miễn bình luận! Người ta có thể tự do nghĩ và liên tưởng chứ ít ai phát ngôn và lại càng không nên viết thành văn như vậy, vì đó còn là cả một vấn đề … VĂN HÓA .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét