Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

TƯỢNG ĐÀI 410 TỶ VÀ 2 TẤM TÔN - CÓ 1 BÀ MẸ VNAH KHÁC...

Sao nỡ đối xử với Mẹ Việt Nam Anh hùng như thế?

(GD&TĐ) - Xã Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng) cách trung tâm thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam khoảng 7km về hướng đông bắc, gần quốc lộ 1A. Năm 1994 xã Tam Thăng tự hào được nhà nước ta phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Mẹ Châu Thị Thứ “được” thờ phụng trong một chòi nhỏ dựng tạm trước sân một nhà hàng xóm.
Mẹ Châu Thị Thứ “được” thờ phụng trong một chòi nhỏ dựng tạm trước sân một nhà hàng xóm

Đất Tam Thăng là vùng đất cách mạng, có nhiều người có công với cách mạng. Chỉ là một xã nhỏ mà có đến 123 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

Nhưng có một điều làm tôi luôn trăn trở sau chuyến đến địa phương này, đó là hình ảnh Mẹ Châu Thị Thứ - một người Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, con mình cho quê hương, đất nước.

Các con của Mẹ đã hy sinh, và giờ đây, khi Mẹ nằm xuống, không một người thân, không một ai còn nhớ đến Mẹ, không một mái nhà cho Mẹ được yên nghỉ. Di ảnh của Mẹ được đặt trong một cái chòi nhỏ, một chiếc khăn trải đã quá cũ kỹ và một bó nhang dường như đã lâu không có ai thắp cho Mẹ.

Trưởng thôn Thạch Tân, ông Huỳnh Kim Ta cho biết, hiện Mẹ Châu Thị Thứ còn có 2 người cháu họ xa, nhưng không ai muốn nhận thờ phụng Mẹ Thứ vì nhiều lý do. Trong khi chính quyền thôn Thạch Tân có ý đề xuất đưa di ảnh mẹ Thứ đến một nơi khác trang trọng hơn là nhà chùa nhưng chưa được sự đồng ý.

Tin, ảnh: Bùi Hữu Cường

Nguồn Giáo dục & Thời đại

Bài đã đăng

Nghệ an :Nghe Thắng xòe chửi "VÕ TẶC TRUYỀN KỲ:

Xem bài có liên quan Thư gửi tướng Võ Trọng Thanh Hoặc http://winc100.multiply.com/journal/item/446

Xin mời các bác công an Nghệ an đọc bài này mới hiểu ra con đường hoan lộ của các xếp ta cũng lắm chuyện...Về vườn rồi,chuyện chẳng yên.Mang tiếng để đời,có lúc thấy nhục .Tiền,chức sắc làm gì cho lắm.hãy nhìn gương bác Ka-Fi thì chắc các xếp mất hồn...


 ..."Phần Võ Tặc, cuối mùa Xuân năm ấy cũng hồi hưu. Không nguôi căm giận họ Phan, buổi Đại nghị cuối cùng, Tặc còn tung quân đi nhiếc móc Phan Đính và thân tín. Y gằn lên từng tiếng: “Không đánh đổ được nhà ngươi ta cũng làm cho mất mặt”! Hồi hưu rồi, Tặc mới biết, tiền nong bổng lộc của mình bị con đĩ chợ Lường bòn rút để nuôi lại cái thằng thuộc cấp. Bọn chết tiệt, nó lại còn rủa sả là lấy của kẻ giàu chia cho người nghèo. Rồi còn lí sự: Ăn cắp của kẻ ăn cắp là vô tội. Mẹ cha chúng nó! "...


HOAN CHÂU THÂM CUNG KÝ

Hồi thứ 2: Võ tặc truyền kỳ



Cụ cố nhà họ Võ ốm nặng. Xem chừng không ổn. Người vào ra tấp nập, ai cũng tỏ ý xem cụ có muốn dặn dò gì mình không. Nhưng cụ khoát tay ra hết. Nhá nhem tối, có hai chiếc xe ô tô dưới tỉnh chạy ton ton vào thẳng trong sân. Cả làng trố mắt nhìn theo. Ở đời có số thật, nghe đâu hồi 30 cụ chỉ đánh mấy tiếng trống mà cũng được phong vào hàng công thần của xứ An Tĩnh. Mà xe tỉnh phải về mới đúng chứ, làm đến chức Thượng ủy như cụ rồi thì hắt hơi sổ mũi đều phải được nhà nước lo. Cụ ốm nặng họ về thăm là phải.


Những lời nhặng xị của mấy ông bà hay mua sỉ bán lẻ đúng là sai toét. Người đi trong hai xe ô tô kia đúng là người dưới tỉnh, nhưng là những người trước đây được cụ cất nhắc. Nay cụ nhắn về để bàn việc hệ trọng. Không biết hệ trọng đến mức nào mà cụ cho đóng kín mít cửa buồng, không ai được vào, trừ ông trưởng tộc. Chắc là cụ tiên liệu được ngày đi nên mới bàn hậu sự kỹ thế. Ở cái làng Đại Xá này kể cũng lạ, không có chuyện gì bí mật được một buổi. Sau vài giờ đồng hồ chuyện nhà cụ cố Ẩn đã oang oang cả xóm. Rốt cuộc là cụ cố lo lắng cho con cái sau này. Cụ cho gọi mấy tay thân tín về để giao lại thằng Tặc, nhờ họ rèn dũa.

Hôm đó cụ ho dữ lắm, nói nửa câu lại ôm ngực ho mất cả chục phút. Câu được câu mất, nhưng tóm lại là vầy: - Các chú biết đấy, tôi có hai thằng con. Thằng cả thì không đáng lo, nó biết phân phải trái. Tôi lo là lo cho thằng Võ Tặc. Ối chà, cha mẹ sinh con trời sinh tính. Từ nhỏ nó đã thô kệch, thích tay chân hơn lí lẽ, câu trước câu sau đã muốn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Vả lại, mắt nó sao lại giống mắt cú, nhìn người như muốn ăn tươi nuốt sống. Thằng này có cơ phát tướng lắm, nhưng tôi sợ nó trở thành “ranh” Tướng thì nguy. Phần tôi chắc cũng chỉ cầm cự được nay mai thôi. Tôi mời các chú đến, trước là có lời cho phải phép, sau là xin các chú một lời hứa, thay tôi dạy bảo cháu cho nên người, kẻo tôi chết mà không nhắm được mắt.

Cụ cố lại ho rũ rượi. Bọn Như Vy, Hưng Đáo, Đông Tùy…đứa nắn chân, đứa vuốt ngực, rồi dạ ran một lượt. Cụ vui lắm, lần lượt nắm chặt tay mọi người. Tối đó cụ ăn được lưng bát cháo, uống gần cút rượu, tảng sáng thì đi.

Cụ cố đi chưa lâu, Võ Tặc được cất nhắc làm Công sai ở huyện Quỳnh. Cả làng Đại Xá bàn tán xôn xao, ai cũng cho là mả cụ cố kết nên con cái sớm được hưởng phúc. Riêng Tặc thì vênh váo lắm, thỉnh thoảng say say hắn lại bảo: Tao còn làm đến chức Đầu ty mới thôi.

Người huyện Quỳnh ít thấy Tặc công sai về nhà, ngày nghỉ y cứ dấu diếm mấy cái bọc nhỏ có, to có đi ra phía Hà Thành. Xem ra Tặc đang có những đường đi nước bước cần phải giữ kín. Thêm nữa, cứ mỗi bận giỗ cụ cố, Tặc bày soạn linh đình, tiếng là để báo hiếu cha, tri ân thân bằng cố hữu của cụ, nhưng thực chất là Tặc muốn nhắc bọn Như Vy, Hưng Đáo, Đông Tùy…đừng có mà nuốt lời với người đã từng cất nhắc chúng. Mặt khác, thỉnh thoảng Tặc lại nhờ người ở Bộ Hình mà y cứ gói gói ghém ghém ra gặp bấy lâu đánh dây thép nhắc nhở.

Lúc này, Công sai Thành Vịnh là Đặng Thọ, người đã có nhiều công tả xung, hữu đột đang được nhắm đến để ban chức Phó Đầu ty. Tặc căm lắm, bèn sai người lén lút tố điêu, đổ tội cho họ Đặng tư túi trong xây dựng Công sai đường. Lại được người ở Bộ Hình bày mưu, thuê đăng tin lên tờ nhật trình phía Nam. Nhưng họ Đặng là người nhân cách, không thèm đếm xỉa. Vậy nên ít lâu sau, Võ Tặc được phong làm Phó Đầu ty Công sai, thay cho Đặng Thọ. 

Tặc chú tâm diệt trừ bọn cướp, giết, hiếp và bọn buôn bán nha phiến để làm hàng. Đối với bọn tham quan, y dùng kế rung cây dọa khỉ. Nghe chuyện, cả đám bấu lấy họ Võ mà cầu cạnh. Chả mất gì mà y vừa có tiền cống nộp vừa có bọn tự nguyện làm trâu ngựa. Thanh thế của Tặc chẳng mấy chốc mà vang lừng. Bấy giờ chốn quan trường loan tin Phan Đính được cất nhắc lên làm Tổng đốc. Võ Tặc mừng lắm. Đây chính là cơ hội trời cho, bằng mọi giá phải giật cho được cái chức Đầu ty. Hiềm một nỗi, Phan Đầu ty là người chín chắn, lại thêm lệ nhà Sản, người trước giới thiệu người sau. Đã ba lần tấu trình mà họ Phan không đả động gì đến hắn, một mực giới thiệu cấp phó là Danh.Võ Tặc tức sặc máu. Y thề không đội trời chung với dân Phủ Diễn chứ không riêng gì với nhà họ Phan.

Lúc bấy giờ, Trung Hòa Thân đang đứng đầu An Tĩnh. Họ Võ một mặt chuyên cần thăm hỏi Hòa Trung Đường, mặt khác dùng người Bộ Hình ép xuống. Theo lối cũ, Võ Tặc cho tay chân đổ điều nói xấu đối thủ, ngấm ngầm đe dọa thuộc cấp phải mạo phiếu cho y. Rồi huy động bọn công, thương cống nộp ngân quỹ để chạy chọt quan trên. Nghe đâu tốn lắm. Giống như họ Đặng, Danh vốn tính cách kẻ sỹ nên không hề đấu điều, cứ việc ngay mà làm. Chính vì thế mà Tặc đã được Trung Hòa Thân đưa vào diện quy hoạch, chuyện chưa có tiền lệ ở An Tĩnh. Sang đầu xuân Ất Dậu, nhà Sản năm thứ 60, Tặc dương dương tự đắc ngồi vào ghế Đầu ty Công sai.

Ngay bữa đầu nhiếp chính, y đã lên ngay kế hoạch: Trước nhất là diệt trừ tất cả bọn người Phủ Diễn, nhất là những đứa thân tín của họ Phan. Sau nữa là bố trí tai mắt ở những nơi quan trọng để dễ bề lũng đoạn. Ít lâu sau, tân Công sai Thành Vịnh, họ Đào, người Phủ Diễn bị coi như chém đầu làm lệnh, ban cho mất chức.

          Bấy giờ phía Tây Nam, thuộc đất Phủ Quỳ có bọn lục lâm thảo khấu, được quan trên bao che đã nổi loạn đào bới khoáng sản. Họ Võ hay tin liền nghĩ kế chiếm đoạt. Xét trong toàn bọn sai nha thân thuộc chỉ có tay Sầm Nghi là trị được bọn này. Nhưng hắn chưa được ban sắc chỉ của nhà Mạc -  Lê nên bổ nhiệm xem ra có điều tiếng (nhà Sản có lệ người được phong chức phải có sắc chỉ nhà Mạc – Lê). Nhưng nếu bổ muộn thì còn gì mà gặm. Người không ăn là chó ăn ngay. Thôi kệ, cứ bổ chức cho hắn đã rồi cử đi nhận sắc chỉ sau.

Sầm Nghi nhậm chức xong liền được cử đi lĩnh sắc chỉ Mạc - Lê. Bữa đó thi cử đàng hoàng, Nghi đã rất chu đáo phong bao, phong bì dày cộm, lại còn cơm rượu lu bù, thế mà lão giám khảo cứ chặn trước mặt y. Cuốn sách hắn đã dở đúng trang cần chép rồi mà lão thầy này định làm khó phỏng. Cả trang giấy trắng tinh, Nghi mới vẽ được ba chữ: “Liệt Ninh nói:” và hai cái dấu chấm. Thầy đứng hồi lâu, rồi hỏi: Liệt Ninh nói gì thì nói đi, Nghi đại nhân. Hắn lầu bầu:

-Bẩm, thầy cứ đứng đó mãi thì Liệt Ninh làm sao nói được.

Thầy giáo cười ngặt nghẽo: Tôi hiểu, tôi hiểu!  

        Sau đó ít lâu, Nghi được ban sắc chỉ đỏ, liệt vào hàng đỗ đầu.

          Ngoài việc cúng nạp số khoáng sản chiếm được, Sầm Nghi đã trả ơn quan anh bằng một việc mà cả Võ gia phải ghi công. Nghi học theo lỗi cũ, xin kết nghĩa thủ túc với Tặc, rồi không ngần ngại cắt nửa phần đất tông miếu có thế rồng cuộn, hổ ngồi ở xứ Đông Tây Hưng để quan anh cát táng tiền nhân. Tặc nhận đất, nhận tấm thịnh tình của Nghi mà trong lòng vui mừng khôn xiết. 

         Lại nói về Võ Tặc, sau khi diệt trừ xong bọn người Phủ Diễn, bố phòng tai mắt, y ra chiều hống hách. Hồi này bọn Như Vy, Đông Tùy… đã hồi hưu, hễ cứ gặp nhau lại thở dài: “Ái zà, trước đây cụ Ẩn nói cấm sai, thằng này đã thành “ranh” Tướng mất rồi. Đúng là không ai hiểu con bằng cha”!
  

        Tặc cho họp bọn quan tham mà y đã tha tội với dụng ý liệt thêm tội bọn này để dễ bề thu nạp. Xong thì giao nhiệm vụ cho từng đứa tìm cách trả thù họ Phan. Cùng lúc này, An Tĩnh có họ Hoàng một mực không phục tùng Trung Hòa Thân, vả cũng không hùa theo phường hội của Võ Tặc. Tức thì Hoàng Hạ cũng bị liệt vào loại cần phải triệt. Trung Hòa Thân muốn đánh đổ Hoàng Hạ từ lâu nên nhanh chóng làm ô lọng cho phái Võ Tặc.

Xứ An Tĩnh đã 65 năm dưới triều nhà Sản nhưng chưa bao giờ hỗn loạn như lúc này. 

Bấy giờ ở Thành Vịnh, quan quân thi nhau cướp đất của dân. Quan phụ mẫu là Hắc Hải, thông đồng với cấp dưới làm càn, bao che cho hàng chục tên quan tham không bị truy cứu. Lòng dân vô cùng oán thán. Thảo dân Phạm Đức Tuyên, Nguyễn Hoàng Thiết trăm lần kêu trời không thấu bèn viết chuyện đăng lên mấy tờ nhật trình. Sản ủy cho kiểm tra, sai nha xem ra lẫm liệt, tưởng phen này Hắc Hải toi đời. Thế nhưng để thêm tay chân đối chọi với hai họ Hoàng, Phan, Võ Tặc đã lệnh cho Thái Văn, Chánh ủy kiểm tra phải giơ cao đánh khẽ, cứu bằng được Hải. Hắc Hải thoát nạn, biết rõ Tặc là hạng võ biền nhưng cũng phải muôn phần cảm tạ, thân làm khuyển mã.
 

         Võ Tặc ngày càng lộng hành, y ngang nhiên bắt bọn công, thương phải cống nạp tiền vàng, gọi là đóng quỹ từ thiện. Tặc thu được không biết cơ man nào là tiền nhưng không hề chi cho ai đồng nào, mà chỉ để cho vợ y đi khắp miếu mạo trong thiên hạ đốt vàng mã cho rát tay, cay mắt.

          Rửng mỡ, Tặc lệnh sai nha tìm kiếm người đẹp, trước để thưởng thức của lạ, sau kiếm quý tử nỗi dõi. Ở miệt chợ Lường, có ả Thành dáng người phốp pháp, chân dài, mặt đỏ. Nếu ở vào thời Thiên vương Hồng Tú Toàn thì được tuyển làm cung phi là cái chắc. Chỉ có điều ả là vợ của tên tội phạm nha phiến. Kể cũng hơi ngại, nhưng thôi kệ. Cái giống chân dài, mặt đỏ này là hay lắm. Đoạn Võ Tặc ngắm nghía ảnh thị rồi tự sướng, nổi hứng ngâm nga mấy câu cổ văn:

Hồng diện đa dâm thủy
Trường túc bất tri lao
  

        Xem ra Tặc say ả Thành như điếu đổ. Bao nhiêu bổng lộc về sau ả vơ vét hết của y. Ả còn nhõng nhẹo Tặc dựng cho một mái nhà nho nhỏ, trị giá đâu chỉ hơn 2 tỷ quan. Rồi chẳng nhẽ một mai có bầu em phải đi xe ngựa bình bịch à, lỡ cảm lạnh thì ảnh hưởng đến ấu Tặc. Họ Võ thấy bùi, tặng luôn ả một con Venza màu mận, đâu chỉ hơn tỷ tám quan tiền.

Bấy giờ, Trung Hòa Thân đã bị phế, phái họ Võ sứt mẻ ít nhiều, Trần Thanh Nhút vừa mới được bổ về thay Trung lại chưa rõ ý tứ. Vì thế mà bổng lộc của Tặc cũng kém. Trong lúc, thị Thành lại đòi hỏi thêm nhiều thứ. Hôm sau, Võ Tặc rao bán hơn 80 suất sai dịch, bổ về cho các quận huyện ban, bệ. Không biết họ Võ và thị Thành thu được  bao nhiêu, nhưng con em mua việc ở Công sai đường thì xuýt xoa mãi:

Đắt đỏ, đắt đỏ!

          Nói về Trần Thanh Nhút đại nhân. Được bổ về thay Trung Hòa Thân, những tưởng ngài công minh chính trực, ai ngờ cũng là phường đòn xóc hai đầu, giá áo túi cơm. Nắm được thóp, bọn Võ Tặc lại tiếp tục lộng hành. Ví như, Hắc Hải được phân công tuyên gương sáng của tiền nhân nhưng lại ngụy tạo thành tích, rút tiền ngân khố tiêu xài, xe ngựa công đường coi như xe của vợ, suốt ngày ăn tục nói phét…Nhút biết rõ nhưng làm ngơ, chờ đến mùa Xuân năm Tân Mão, nhà Sản năm thứ 66 thì rút êm.

Người đương thời có thơ than rằng:

Tham đi để lại đêm dài
Nhũng đi để lại lâu đài xác xơ
Nhút về tay trống, tay cờ
Quan quân náo loạn hết giờ lại ra
Đứa nào rồi cũng như ma N A rách nát vẫn là N A.

          Phần Võ Tặc, cuối mùa Xuân năm ấy cũng hồi hưu. Không nguôi căm giận họ Phan, buổi Đại nghị cuối cùng, Tặc còn tung quân đi nhiếc móc Phan Đính và thân tín. Y gằn lên từng tiếng: “Không đánh đổ được nhà ngươi ta cũng làm cho mất mặt”! Hồi hưu rồi, Tặc mới biết, tiền nong bổng lộc của mình bị con đĩ chợ Lường bòn rút để nuôi lại cái thằng thuộc cấp. Bọn chết tiệt, nó lại còn rủa sả là lấy của kẻ giàu chia cho người nghèo. Rồi còn lí sự: Ăn cắp của kẻ ăn cắp là vô tội. Mẹ cha chúng nó!          
                                        Thi An Nại Nghệ

Nguồn http://thangxoe.blogspot.com/2011/10/hoan-chau-tham-cung-ky_31.html#more

Bài đã đăng

                     

GS Tương Lai : "Phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp"

GS Tương Lai : "Phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp"




 
Thanh Phương

Sau nhiều lần đình hoãn, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo dự kiến, dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013. Phiên họp thứ nhất của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra vào đầu tháng 8/2011 dưới sự chủ toạ của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chưa biết Hiến pháp sẽ được sửa đổi như thế nào, nhưng trong phiên họp hôm đầu tháng 8/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố là việc biên soạn dự thảo phải bám sát thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng đồng thời phải “ bám sát Cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng”. Ông Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu là hoạt động của ủy ban phải “ bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng”. Trước khi trình cho Quốc hội vào tháng 10 năm 2012, bản dự thảo Hiến pháp còn phải được báo cáo cho Bộ Chính trị.

Trong điều kiện như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp liệu có sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản về thể chế ở Việt Nam? Hiến pháp cần phải được sửa đổi như thế nào để thật sự có tam quyền phân lập, để Nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?

Đối với giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, những bản Hiến pháp sau này của Việt Nam coi như đã đi thụt lùi so với bản Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là bản Hiến pháp được coi là rất dân chủ, nhất là vì nó bảo đảm tam quyền phân lập và quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Cho nên, theo giáo sư Tương Lai, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 dĩ nhiên phải đáp ứng những yêu cầu mới của thế kỷ 21, nhưng phải dựa trên căn bản là tinh thần của bản Hiến pháp 1946.

Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn:

 

 


 
 

RFI: Kính thưa giáo sư Tương Lai, theo giáo sư, trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992, điều gì là trọng yếu nhất?

Giáo sư Tương Lai: Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân. Tôi cho là sửa Hiến pháp tương đối dễ, vì đã có một cái chuẩn, đó là Hiến pháp 1946 của Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, được thông qua cách đây 65 năm, tháng 11 năm 1946.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiến pháp 1946 là Hiến pháp tiến bộ nhất, mẫu mực nhất. Đó là một Hiến pháp dân chủ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, một ngày sau khi tuyên bố độc lập 2/9:  “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Hiến pháp 1946 là làm theo hướng thượng tôn pháp luật để đảm bảo quyền lợi của dân.

Đương nhiên là đã 65 năm rồi, thời cuộc có thay đổi và phải cập nhật với tinh thần của thế kỹ 21 này, nhưng về cơ bản thì phải dựa trên Hiến pháp 1946, theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hiến pháp 1992 nếu có được sửa đổi thì phải theo được tinh thần đó.

RFI: Thưa Giáo sư, Hiến pháp 1946 là mẫu mực vì nó phân định rạch ròi tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp?

Giáo sư Tương Lai: Cái mà tôi nói là có một mô hình tương đối chuẩn là Hiến pháp 1946 không phải là ý kiến cá nhân. Tôi có tham dự cuộc họp của hội đồng xét duyệt thẩm định các đề tài sửa đổi Hiến pháp 1992, do Văn phòng QH và Bộ Khoa học Công nghệ triệu tập. Trong Hội đồng đó, tất cả các thành đều nhận định rằng Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp mẫu mực, mà những Hiến pháp về sau đó không đạt được. Vậy thì đổi mới có khi lại là quay trở lại cái trước đây. Trước đây làm đúng quy luật, nhưng sau đó người ta lại không làm đúng quy luật, gây nên những trở ngại.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì Hiến pháp 1946 gồm có 70 điều, nội dung có nhiều, nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề: xác lập quyền của công dân, quyền của Nhà nước và quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Mà ở đây nổi bật lên hai điểm quan trọng nhất: ngăn cấm sự lạm quyền của quyền lực Nhà nước và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân.

Hiến pháp 1946 làm nổi bật lên nguyên tắc cơ bản là đặt pháp quyền lên trên Nhà nước và quyền phúc quyết Hiến pháp là thuộc về dân. Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc là tam quyền phân lập, để kiểm tra lẫn nhau. Trong Nhà nước pháp quyền ấy, Nhà nước và công chức chỉ được phép làm những gì luật pháp cho phép, còn người dân thì được làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm. Những yếu tố pháp quyền đặt lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực là điều mà các Hiến pháp sau này không làm rõ. Bây giờ sửa đổi thì phải quay trở về với tinh thần, nội dung và những nguyên tắc mà Hiến pháp 1946 đã đạt được.

RFI: Thưa giáo sư, có một điểm trước đây không có trong Hiến pháp 1946, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, như quy định của điều 4 Hiến pháp 1992. Vậy thì khi sửa đổi Hiến pháp, có nên xóa bỏ điều 4 hoặc sửa đổi điều khoản này?

Giáo sư Tương Lai: Về điểm này thì theo tôi, tốt nhất là thực hiện ngay tinh thần mà tôi nêu lên trong Hiến pháp 1946, đó là quyền của người dân được phúc quyết Hiến pháp.

Đảng khẳng định là vai trò lãnh đạo của đảng đã được nhân dân tôn trọng. Tôi nhớ là gần đây, bạn tôi, giáo sư Chu Hảo, trong một bài báo có đặt ra vấn đề như thế này: điều 4 Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy thì để khẳng định một lần nữa là ý đảng hợp với lòng dân, chỉ việc đưa ra trưng cầu dân ý, theo tinh thần quyền phúc quyết thuộc về dân. Nếu đúng là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, thì quyền phúc quyết Hiến pháp ấy của dân sẽ có sức mạnh lớn lao và làm uy tín lãnh đạo của đảng tăng lên, đồng thời trở thành vấn đề mang tính pháp lý nữa. Vậy thì hãy mạnh dạn đưa vấn đề này ra để người dân phúc quyết.

Cho nên, không nên đặt ra vấn đề là xóa bỏ hay không xóa bỏ điều 4. Ai có quyền làm điều đó? Chỉ có dân mới có quyền mà thôi.

RFI: Thưa giáo sư, ở Việt Nam có một số văn bản luật bị xem là trái với Hiến pháp. Trong Hiến pháp có quy định những quyền tự do như quyền tự do ngôn luận, nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam lại có điều 88 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Làm sao phân biệt được ranh gìới giữa tự do ngôn luận và tội danh này?

Giáo sư Tương Lai: Ở đây có vấn đề: Những điều quy định trong Hiến pháp, những điều quy định trong luật, hay là trong nghị quyết, với quá trình thực hiện đó, thì bao giờ cũng có một khoảng cách. Khoảng cách đó có thể ngắn, mà cũng có thể dài.

Vấn đề đặt ra là nếu tinh thần thượng tôn pháp luật, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, được thực thi một cách nghiêm túc, thì mọi văn bản luật hay dưới luật đều không được mâu thuẩn với bộ luật tối cao nhất, đó là Hiến pháp, vì Hiến pháp là ý chí của dân tuyên bố trước thế giới về thể chế Nhà nước của mình và cũng là tuyên bố khẳng định là dân sẽ chấp hành trên tinh thần đó.

Quá trình đưa những vấn đề đã quy định trong Hiến pháp, trong luật pháp vào thực tế bao giờ cũng có những mâu thuẩn. Chuyện này phải được khắc phục dần. Để khắc phục nó thì không gì khác hơn là phải làm thế nào để ý thức thượng tôn pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh, từ trong dân và trước hết là từ những người cầm quyền.

RFI: Thưa giáo sư, Việt Nam có nên thành lập Tòa án Hiến pháp hay Tòa Bảo Hiến để giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật?

Giáo sư Tương Lai: Trong phiên họp thẩm định về đề tài sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi, những thành viên trong Hội đồng, cũng đã đề xuất vấn đề này. Phải có Tòa án Hiến pháp để kiểm tra việc thực thi Hiến pháp. Đó là điều phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vấn đề đặt ra là Việt Nam, nếu muốn đi vào quỹ đạo chung của thế giới, thì phải làm theo điều này. Nếu những gì trước nay chưa làm được, thì bây giờ làm đi! Đơn giản thế thôi. Vấn đề đặt ra là: Người dân Việt Nam và những người cầm quyền có muốn thực thi Hiến pháp theo đúng quỹ đạo của thế giới văn minh này hay không?

RFI: Nhưng nếu những thành viên của Tòa án Hiến pháp này cũng là do đảng chỉ định thì làm sao có thể bảo đảm được tính độc lập của cơ chế này?

Giáo sư Tương Lai: Đây là vấn đề nan giải đây. Nhưng bất cứ cái gì cũng đòi hỏi từng bước quá độ. Một lúc mà đòi hỏi ngay thì tôi cho đó là ảo tưởng. Nhưng xu thế chung là xu thế thực thi dân chủ. Dân chủ đang là đòi hỏi mang tính bức xúc của toàn xã hội và về phía đảng lãnh đạo, những người cầm quyền đều thấy rằng, chỉ trên cơ sở mở rộng dân chủ, thực thi dân chủ thì vận hành xã hội mới có thể thông suốt.

Trong việc thực thi Tòa án Hiến pháp, bao giờ cũng có cách thành lập và đề cử, rồi thông qua. Vấn đề là cái quy trình đó phải bảo đảm tính chất dân chủ. Cái quy trình dân chủ đó buộc đảng lãnh đạo, cũng như Nhà nước quản lý phải theo đúng mô hình đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đó là cái đã được rao giảng từ rất lâu rồi, bây giờ phải thực thi điều đó. Trong đó, phải nhấn mạnh là nhân dân làm chủ như thế nào. Nhân dân phải làm chủ bằng quyền phúc quyết Hiến pháp, bằng trưng cầu dân ý, bằng việc phản biện và đề đạt nguyện vọng của mình mà không bị xem là lực lượng thù địch hay những phần tử muốn “diễn biến hòa bình”. Những vấn đề đó phải được đặt ra một cách công khai, minh bạch trong đời sống xã hội. Đó là để bảo đảm thành công cho việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như cho những việc mà hiện nay Nhà nước đang cố gắng làm.

RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.

Nguồn viet.rfi.fr/viet-nam

Bài đã đăng:

KÍNH TẶNG BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT ĐINH LA THĂNG





Không có những buổi đi chơi công viên hay vào rạp xiếc cùng cha như trẻ em thành phố, trẻ em ở dân tộc Lô Lô thuộc bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng đã sáng tạo ra trò chơi của riêng mình.



Làm "cuarơ" và đua trên những chiếc xe độc nhất vô nhị, không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ cần ngồi trên đỉnh dốc và trôi xuống.



Tư thế của một ''cuarơ''.



Đây có thể so với những trò chơi... X-Game mạo hiểm trên thế giới.



Thậm chí có những xe chở hai người với trọng lượng lên tới 50kg.



Những sườn dốc có độ nghiêng từ 15 đến 30 độ và vận tốc tối đa có thể lên tới... 30km/giờ.



Hầu hết được phanh bằng chân để tốc độ.








 


Bắt đầu cuộc đua
 
 
Tăng tốc
 
 
 
Các anh lớn thì dùng xe to hơn
 

Đã xảy ra sự cố trên đường đua

Lao xuống dốc càng lúc càng nhanh


Nguồn ảnh trên itenet

Xem bài đã đăng

Blog Thành Phong t/g Sát thủ đầu mưng mủ : GỬI BẠN ĂN CẮP




Gửi bạn ăn cắp


 



Chào bạn,

Tôi là Thành Phong, tác giả cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” vừa phát hành.

Cuốn sách tuy không dài nhưng dù sao cũng là sản phẩm tinh thần mà tôi và ekip sản xuất đã bỏ không ít tâm huyết vào đó. Hôm nay nhìn thấy cuốn sách vừa mới ra sạp chưa đầy một tuần của mình đã được scan và cho xem miễn phí trên trang này, thực sự tôi cảm thấy rất đau lòng. Ai cũng biết làm truyện ở Việt Nam khó mà giàu được, để theo đuổi con đường này, người ta phải đánh đổi rất nhiều trong cuộc sống. Tôi cũng từ bỏ rất nhiều thứ để được theo đuổi đam mê sáng tạo của mình. Nhưng bạn ạ, những tác giả như tôi không chỉ trông đợi vào sự ủng hộ và tình cảm của độc giả mà có thể sống được. Tôi cũng cần ăn, cần uống và cũng có những nhu cầu như bất cứ ai, để tiếp tục tái đầu tư cho việc sáng tác nữa. Ngành xuất bản và các tác giả ở Việt Nam thực sự còn rất yếu ớt và cần sự ủng hộ về cả tinh thần và vật chất từ phía bạn đọc.  Chúng tôi lo đối phó với sách in lậu đã cực kì vất vả, giờ lại phải lo thêm vụ scan này nữa thì thật sự là quá sức. Tôi có cảm giác như mình là một người làm vườn, cố gắng từng chút một để vun xới cho mảnh vườn nhỏ của mình thật tốt. Thế nhưng tới ngày quả chín thì bị một lũ người nhảy vào xâu xé vặt trộm bằng sạch. Bao nhiêu sức lực, cố gắng, niềm tin của tôi bị rút hết, tôi cảm giác mình đang cố gắng trong vô vọng. Ở Việt Nam một người làm cho một trăm thằng ăn cắp, người Việt hút máu người Việt, dù cố tình hay vô ý, liệu đó có phải một tội ác không? Bạn thử xem, như thế có công bằng không?




*bạn nào biết các trang có link download bộ sách này có thể dẫn link post này tới trang đó hộ mình được không? cảm ơn rất nhiều*

Nguồn blog phong210.wordpress.com/

Bài vừa đăng:

DỰ THẢO LUẬT TỐ CÁO...TRUẤT QUYỀN BÁO CHÍ


 Dự thảo luật tố cáo quy định "cơ quan thông tin báo chí khi nhận được tố cáo thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết" 

.

Phê bình về Dự thảo Luật Tố cáo



Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người phê phán dự thảo Luật Tố cáo

Dự thảo Luật tố cáo đang được thảo luận sôi nổi tại Quốc hội Việt Nam.

Vốn đã được đề cập tới từ kỳ họp thứ tám quốc hội khóa XII, dự luật đang tạo những phản ứng tranh luận gay gắt trong các dân biểu.

Nhiều người cho rằng dự thảo luật là một bước thụt lùi trong quá trình lập pháp của Việt Nam, khi đặt các hạn chế về hình thức tố cáo, giới hạn trách nhiệm của báo chí, trong lúc không đưa ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố cáo.

'Mâu thuẫn'

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh nói dự thảo Luật Tố cáo được đưa ra nhằm thay thế một phần cho Luật Khiếu nại Tố cáo 1998, bởi luật cũ chưa đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Đằng nhận xét thay vì phải là một bước tiến bộ, thì dự thảo luật lại đang đưa ra những điều khoản trái ngược, thậm chí mâu thuẫn với một số luật khác, trong đó gồm cả Luật Báo chí và Luật Phòng chống tham nhũng.

Ông nói: "Theo tôi, khi chúng ta làm luật, phải với tinh thần tiến bộ hơn luật cũ, phải tham khảo luật thế giới và phải theo dòng chảy văn minh tiến bộ hiện nay. Rất tiếc dự thảo đi ngược lại tinh thần đó, có những quy định lạc hậu hơn trước, đi ngược lại một số luật, ví dụ như Luật báo chí."


Ông nhận xét việc dự thảo luật quy định "cơ quan thông tin báo chí khi nhận được tố cáo thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết" là vô lý, bởi nó ngăn trở sự tham gia của báo chí trong việc phòng chống tham nhũng.

Một trong các nội dung gây bất ngờ của dự thảo là quy định về hình thức tố cáo, theo đó việc tố cáo qua thư điện tử, qua fax hay điện thoại không được chấp nhận.

Trước đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã thống nhất theo hướng hình thức tố cáo không quan trọng, mà điều cần quan tâm là tính chính xác, đầy đủ của nội dung thông tin tố cáo. Tuy nhiên, dự thảo được đưa ra thảo luận thì chỉ giới hạn chấp nhận hình thức truyền thống là tố cáo trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Về vấn đề này, ông Lê Hiếu Đằng nói: "Theo quy định hiện nay trong thể chế chính trị Việt Nam, mọi thứ phải thông qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam hết. Vì vậy tôi nghĩ Bộ Chính trị, Ban Bí thư có lẽ không đồng ý điều khoản này, nên Ủy ban thường vụ lại nói ngược lại ý của bản thân Ủy ban thường vụ Quốc hội."

"Nếu Bộ Chính trị, Ban Bí thư không chấp nhận nội dung này thì tôi thấy là không thỏa đáng... rõ ràng là sợ người dân tham gia vào lĩnh vực [tố cáo chống tiêu cực] này."

"Vai trò của Ủy ban thường vụ quốc hội như vậy là chưa thực hiện được mong mỏi của người dân. Đứng trước áp lực nào thì [ủy ban] cũng cần thực hiện vai trò của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất."

Tuy kêu gọi các đại biểu quốc hội hãy cân nhắc kỹ để không thông qua các điều khoản bất hợp lý của dự luật, nhưng ông Lê Hiếu Đằng thừa nhận trên thực tế, đa phần các dân biểu đồng thời cũng là đảng viên Cộng sản, "có thể trong lòng họ không đồng ý nhưng vì là đảng viên nên họ phải chấp hành chỉ thị của Đảng, họ phải bỏ phiếu thuận."

Nguồn BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111027_lehieudang_luattocao_text.shtml