Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

ĐƯỢC ĐÀ-NGUYỄN VĂN MINH LẠI DẠY NHỮNG Đ/C PHẢN ĐỘNG



http://winc100.multiply.com/flash/data/frontshot/1292376320.png



“Cáo mượn oai hùm”
và trách nhiệm của bậc thức giả

          NVM Blog - Dù núp dưới những mỹ từ “yêu nước”, “tâm huyết”, “dũng cảm”, bọn phản động vẫn không che dấu nổi bộ mặt thật là những kẻ bán nước, hại dân qua những việc làm kích động, phá nhiều hơn xây. Dù tỏ ra là “trong sáng”, “khách quan” nhưng chúng vẫn lòi đuôi cáo bởi những hành động đen tối, có khi vừa vi phạm các chuẩn mực đạo đức, vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Dù tỏ ra là “cấp tiến”, đi trước thời đại, làm như chỉ chúng mới đủ tiếp thu được những giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền...” nhưng chúng cũng không đủ sức lừa mị được người dân của một đất nước đã trải qua đầy rẫy đau thương bởi những mỹ từ mang quy luật “cây gậy và củ cả rốt” ấy...

Hàng loạt vụ việc đã bị vạch trần, bị pháp luật xử lý và bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Không ít “nhà dân chủ”, “nhà yêu nước” mặc dù được các thế lực thù địch nước ngoài tung hô như anh hùng nhưng trong mắt người dân trong nước, chúng chỉ là những con rối cho người ngoài giật dây, là những kẻ cơ hội chính trị, thậm chí có cả những kẻ thuộc hàng ngũ lông bông, ít học, vĩ cuồng, coi “phản động” như một thứ nghề để kiếm sống...

          Lẽ dĩ nhiên, thời đại nào cũng cần có những vĩ nhân, cũng cần có những nhân vật trung tâm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng xã hội càng văn minh, hiện đại, yêu cầu với những nhân vật trung tâm ấy càng cao, đòi hỏi họ phải có đủ ánh sáng, đủ sự thu hút, đủ là con người cần cho số đông. Thời đại tạo anh hùng nhưng anh hùng chỉ có thể là anh hùng khi xứng tầm thời đại. Làm gì có chuyện “rắn giả lươn, cóc bôi bùn giả ếch”, vịt trời có thể biến thành thiên nga qua sự “mông má”, tô vẽ lố bịch bên ngoài. Khi ấy, những kẻ phản động dù có được khoác lên mình chiếc áo sặc sỡ mĩ miều bao nhiêu thì chúng vẫn không đủ tạo ra một vầng hào quang như chúng mong muốn. Mà ngược lại, chúng càng trở nên lố bịch như một thứ bù nhìn thời hiện đại, như con rối nhố nhăng trong vở kịch nhảm nhí mà chẳng ai buồn xem.
          
Chính vì bị bóc mẽ, bị công luận phản đối, bị vạch trần những chiêu bài tinh vi, các thế lực phản động gần đây đã phải dùng đến một chiêu bài đớn hèn song lại vô cùng nguy hiểm: Nạn “Cáo mượn oai hùm”. Chúng đã liên tiếp mạo danh các vị tướng lĩnh, nhà lão thành cách mạng, sĩ quan cao cấp, người có công với cách mạng...để đưa ra những thông điệp hết sức lố lăng; lúc thì phê phán, lên án chính quyền, chế độ; lúc lại bênh vực cho những kẻ phản động đã và đang bị pháp luật xử lý...Có thể điêm lại một loạt sự việc đã được báo chí đưa tin gần đây:

                 Ngày 10/12/2010, chúng tung lên internet một lá thư được cho là do Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn viết, gửi tới các lãnh đạo gửi tới các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có nội dung quy chụp, bôi nhọ một số tổ chức và lãnh đạo.

               Ngày 7-1-2011, chúng tung ra lá thư tay "Đề nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" gửi các đồng chí Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư, Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng, Trương Hòa Bình Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, đồng kính gửi toàn thể nhân dân Việt Nam". Nội dung bức thư chúng mạo ra ý kiến Đại tướng bênh vực cho  Cù Huy Hà Vũ, cho rằng vụ bắt giam Cù Huy Hà Vũ"gây hoang mang trong lòng nhân dân. Gây mất lòng tin của Nhân dân với Đảng". Trắng trợn hơn, chúng còn mạo danh Đại tướng, yêu cầu các vị đứng đầu nhà nước Việt Nam "chấm dứt ngay các hành động gây khó dễ những con người dũng cảm" đã thể hiện ý thức trách nhiệm và tâm huyết đối với đất nước.

            Vào ngày 3/4/2011 và sáng sớm 4/4/2011, ngay trước giờ xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/201, chúng lại tung ra bản nguyện thư yêu cầu giải oan và trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ, trắng trợn mạo danh một số tướng lĩnh, lão thành cách mạng ký tên. Sau khi tung cái gọi là “thư yêu cầu giải oan” này, hàng loạt blog phản động và báo phản động bắt đầu hùa theo, tung hô, đẩy sự việc lên cao trào để đánh lừa dư luận. Họ bắt đầu đưa ra những thông tin tung hoả mù, làm nhiễu như: “"Các lão tướng đòi trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ", mượn danh 3 vị tướng lĩnh nổi tiếng là Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để thu hút sự chú ý của dư luận, làm như CHHV bị oan sai ghê gớm khiến các tướng lĩnh lão thành bất bình, phản ứng. Lố bịch hơn, chúng còn tung ra những khẩu hiệu vang như sấm như: “"Xét xử TS Cù Huy Hà Vũ là xét xử cả dân tộc" ...

      Nhưng sự thật về những lá thư, bản kiến nghị nêu trên nhưthế nào?

         Chỉ ba ngày sau, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có thư chính thức gửi lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội bác bỏ lá thư này và đề nghị làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những kẻ mạo danh.

           Ngày 7-2-2011, Đại tá Nguyễn Văn Huyên, Trợ lý riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp  đã gửi thư khẳng định lá thư bênh vực cho CHHV mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp là giả mạo.  Trong bức the viết tay, ông Huyên nêu rõ: “Tôi đọc trên mạng thấy có lá thư "Đề nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" gửi các đồng chí Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư, Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng, Trương Hòa Bình Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, đồng kính gửi toàn thể nhân dân Việt Nam". “Đây là bức thư mạo danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong thời gian gần đây, Đại tướng không hề có bức thư nào cả. Chúng ta cần cảnh giác với hoạt động của kẻ xấu bịa đặt, xuyên tạc”.

            Về bản nguyện thư yêu cầu giải oan và trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ có ký tên một số tướng lĩnh, lão thành cách mạng, ngày 9-4-2011, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thay mặt 29 đồng chí tướng lĩnh, lão thành cách mạng đã có văn bản nêu rõ: “Mặc dầu chúng tôi không đồng tình với cách bắt luật sư Cù Huy Hà Vũ và phiên tòa xét xử anh ấy hôm 4/4/2011 nhưng chúng tôi phản đối ai đó đã đưa lên trang mạng với tiêu đề quá lố là: “Xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là xét xử cả một dân tộc”, bên dưới tự tiện ghi tên 30 cán bộ lão thành và tướng tá chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi tuyên bố là trang mạng đó là mạo danh chúng tôi”.

Chỉ qua ba vụ việc trên, cũng đủ thấy trò cáo mượn oai hùm của bọn phản động nguy hiểm đến mức nào. Bởi lẽ, các tướng lĩnh và lão thành cách mạng với bề dày kinh nghiệm được tôi luyện qua chiến đấu, công tác, luôn là niềm tin, là chỗ dựa cho thế hệ trẻ. Chính bởi uy tín, bởi tiếng nói có trọng lượng cao của họ mà các thế lực phản động đã lợi dụng để đánh lừa dư luận, hòng lái dư luận đi theo những con đường đen tối của chúng.

            “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác”! Câu nói của Phu-xích năm nào vẫn còn nguyên giá trị với cả các bậc lão thành cách mạng cũng như nhiều học giả, trí thức, nhân sĩ nổi tiếng, nếu nhìn từ thực trạng âm mưu nguy hiểm trên của các thế lực thù địch, phản động. Dẫu rằng tuyệt đại đa số các tướng lĩnh, cán bộ lão thành cách mạng của chúng ta đều trung kiên, bản lĩnh nhưng vì nhiều lý do, trong đó có thể có hạn chế do tiếp cận môi trường internet, rất có thể danh tiêngs, uy tín của những bậc thức giả sẽ bị chúng xâm hại bằng những “mưu ma chước quỷ”. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế, có lúc, có nơi, đã có một vài cán bộ, trí thức phát ngôn thiếu chuẩn mực để rồi “lời nói gió bay”, để lại những hậu quả khôn lường. Cách đây ít lâu, người viết bài này có cuộc trao đổi với Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã nêu quan điểm đại ý: Người chiến sĩ cách mạng cần bày tỏ tiếng nói, bày tỏ chính kiến đúng đắn, kịp thời trước những đòi hỏi của thực tiễn. Nhưng nói cái gì, nói như thế nào, nói nhiều hay ít, nói với ai” là điều rất quan trọng, nhất là với những cán bộ từng đảm trách  các vị trí quan trọng như ông. Nếu đơn giản, chủ quan, rất dễ ý kiến của mình sẽ bị kẻ xấu “bóp méo”, có hại cho sự nghiệp cách mạng chung.

                   Trên thực tế vừa qua, không phải không có người dù từng có vị trí xã hội cao, có danh tiếng nhưng khi bày tỏ chính kiến về một số vấn đề xã hội cụ thể lại chưa tương xứng với “cái tầm” của bản thân, chưa thật sự chín chắn, gây hiệu ứng tiêu cực cho cộng đồng. Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của họ có thể là ánh sáng soi đường  quý giá cho quốc dân đi. Nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra những hiệu ứng sai lầm lớn. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời...

Xem bài liên quan :

Blog nó
Tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét