Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

SAU 10 LẦN XUỐNG...VỈA HÈ-NHÀ NƯỚC ĐÃ NHÌN ĐẾN TẦNG LỚP TRÍ THỨC

                               a
Lần đầu tiên, Tổng Bí thư đến thăm VUSTA.  
Ảnh: Trần Hải


Sau 10 lần tầng lớp trí thức cùng với những người yêu nước đã xuống đường (Thực chất là đi trên vỉa hè) biểu tình phản đối Trung quốc.Các gương mặt sáng giá nhất vẫn là những nhà trí thức có tên tuổi đã thổi kèn xung trận.Bác Phú Trong đã thấy được điều đó và đã không ngần ngại có một ngày làm việc với VUSTA

Đi cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nghe ý kiến các nhà khoa học thuộc VUSTA về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”  -  còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng - Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thứ trưởng các Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính
Phát biểu của GS Nguyễn Quang Thái, Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam là những lời chân tình gửi tới Tổng bí thư, GS Nguyễn Phú Trọng.

 Trí thức rất ghét “được” ai đó thương hại, nói mấy lời ngợi ca “làm quà” và “bố thí” cho một vài lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đó.
...

Bác Trọng
 nói sắp tới “sẽ cố gắng, chứ không dám nói trước. Cứ làm rồi cùng nhau xây dựng, hữu xạ tự nhiên hương...”.“Ai coi nhẹ trí thức, không biết trọng dụng phát huy tài năng của họ là người ấy dại. Một đất nước không coi trọng trí thức làm sao phát triển được”
.....................
Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, đều có tính cách chung là: Tôn thờ lý tưởng Chân - Thiện - Mỹ; Độc lập tư duy; Hoài nghi lành mạnh; và Tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng. Chúng ta thường nghe nói: trí thức Trung Hoa thâm thúy (thâm nho), trí thức Nhật khiêm tốn (đến khách khí), trí thức Nga sâu sắc đôn hậu, trí thức Mỹ thực dụng, trí thức Anh lạnh lùng tỉnh táo, trí thức Pháp hào hoa phong nhã, v.v... Vậy trí thức Việt Nam có đặc điểm gì? Chúng ta đã từng nghe nói đến tính cách “phò chính thống”; và tính cách “quan văn”, tựu chung lại là tính “thích được chính quyền sử dụng”. Có nhiều người nói là tính cách “tuỳ thời”, nghe có vẻ dễ chịu hơn chữ “cơ hội” hay là “hèn” mà một số bạn đồng nghiệp của chúng ta không ngại ngần khẳng định. Nguyên cớ gì mà phải “hèn” ? Đã “hèn” làm sao có nhân cách? Thiếu nhân cách liệu có xứng đáng là trí thức?  Nhiều ý kiến cho rằng bi kịch của giới “trí thức” Việt Nam chính là ở chỗ này! ( Trích tìm hiểu về tầng lớp trí thức của Chu Hảo)
 

Tổng hợp ngắn của CS4SAO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét