Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Nghệ an : VỤ DÂN BAO VÂY TRẠI LỢN Ở ĐẠI SƠN,ĐÔ LƯƠNG

Lực lượng cảnh sát CANA ứng trực 100% quân số,do tình hình phức tạp ở Đại sơn Đô lương.Theo một nguồn trên Facebook Sự Thật Canh Tân thì hôm qua đã xẩy ra xung đột giữa dân xã Đại sơn,huyện Đô Lương NA với lực lượng công an,đã có thiệt hại đáng kể.2 xe cảnh sát bị đập nát và 1 số cảnh sát bị hành hung.Cũng theo nguồn này thì nói là tin đã được kiểm chứng.Tuy nhiên nguồn tin này chưa được kiểm soát chính xác.Đã có kiểm tra nhưng chưa có kết quả.Vậy hiện tại tạm thời coi như chưa rõ về thông tin này.


Cách đây hơn 1 năm 

 Dân phá nát trại lợn giống ngoại Thái Dương



SAO MAI   -
Thứ Sáu, 01/10/2010, 8:28 (GMT+7)

* Quá coi thường pháp luật

Cảnh tan hoang ở phòng kế toán
Chập tối ngày 29/9/2010, chúng tôi nhận được tin nóng thông bào là hàng trăm người dân xã Đại Sơn, Đô Lương đang tràn vào đập phá văn phòng Công ty TNHH Giống lợn Thái Dương, cướp tài sản và lùa hàng nghìn con lợn ra ngoài... mà không tin ở tai mình.

Vẫn biết, sau sự cố ô nhiễm môi trường xẩy ra ở trại lợn giống ngoại
Thái Dương, xã Đại Sơn đang trở thành một “điểm nóng” khiến các cơ quan chức năng phải đau đầu, nhưng việc để hàng trăm người dân xông vào trụ sở công ty để đập phá tài sản và cướp bóc như chỗ không người là điều rất khó xẩy ra(!?)

Thế nhưng, khi vào đến khu vực Văn phòng Công ty TNHH giống lợn Thái Dương, tận mắt chứng kiến cảnh tan nát đến thảm hại tại đây thì mới biết hoá ra phép nước, kỷ cương ở đây dường như đã bị coi thường một cách kỳ lạ: Tại phòng kế toán, tài chính, công văn, giấy tờ bị lục tung và vứt loạn xạ trên nền nhà, bàn ghế bị đạp đổ ngổn nganh, mấy dàn máy vi tính, máy in, máy phôtôcopi... bị đập phá tan tành, két sắt đựng tiền bị phá khoá, cánh cửa két mở toang, méo mó một cách thảm hại. Tủ đựng giấy tờ, tử hồ sơ đều bị cạy phá và giật tung khiến giấy tờ, sổ BHXH... của cán bộ công nhân vung vãi cả gian phòng. Cửa kính tứ bề bị đập nát, mảnh gương vỡ và gạch đá tung toé khắp sàn nhà và các lối đi lại...

Sang phòng làm việc, phòng ăn, phòng ở của cán bộ, nhân viên văn phòng cũng trong tình trạng tương tự: Đồ đạc, quần áo bị lục tung, đồ dùng cá nhân bị vứt khắp nơi; nồi niêu, xong chảo bị đập vỡ, méo mó đồ ăn, thức uống bị hất đổ tung toé khắp sàn nhà... Có thể nói, văn phòng Công ty TNHH giống lợn Thái Dương sau gần 2 giờ đồng hồ bị các đối tượng quá khích “càn quét” đã xác xơ, tiêu điều như sau một trận bom B52...

Anh Lê Hoa Đăng, cán bộ quản lý an ninh của Công ty TNHH giống lợn Thái Dương mặt mũi bơ phờ sau một đêm thức trắng kể trong nỗi kinh hoàng: Khoảng gần 20 giờ tối 29/9/2010, nghe tiếng xe máy và tiếng ồn của đám đông phía ngoài trại vọng vào, tôi lập tức leo lên tháp nước cao nhất của trại để quan sát xem sao thì thấy cùng một lúc có tới 4 tốp người mang theo các loại dao, búa, mã tấu, gậy gộc hùng hổ xông vào công ty từ 4 phía: Một nhóm đi thẳng từ cửa chính, một nhóm vào từ phía trại lợn, một nhóm khác đi từ hướng đập Chọ Ràn và một nhóm vượt qua hàng rào phía sau trụ sở văn phòng. Cả 4 nhóm đều đồng loạt xông lên dùng gạch đá nép vỡ toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực trại lợn và văn phòng.

Khi toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng bị tắt ngấm, họ dùng đèn ắc quy cầm tay, chia nhau ào lên vừa phá hỏng hệ thống bơm nước lên tháp vừa xông vào đập phá toàn bộ hệ thống cửa kính còn lại rồi cạy cửa xông vào mở từng cửa các chuồng lợn rồi đuổi hàng nghìn con lợn lớn nhỏ ra ngoài.

Két sắt bị phá và cướp sạch tiền
Trước hành động đầy nguy hiểm nói trên toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty đều tìm cách thoát thân, một số phụ nữ buộc phải co cụm vào phòng ngủ khoá trái cửa lại để mặc cho họ thả sức đập phá, cạy cửa xông vào phòng làm việc, phòng ăn, phòng vệ sinh phá huỷ toàn bộ những cái gì có thể phá được. Điều tai hại không dừng lại ở đó mà khá nhiều kẻ đã vơ vét những thứ mà họ thích mang về nhà riêng. Cuộc “tập kích” chớp nhoáng cho đến khoảng 21 giờ 40 phút cùng ngày thì chấm dứt. Bỏ lại đằng sau một đống hoang tàn và đổ nát cùng với tình cảnh hồn xiêu, phách lạc của những người có mặt trong đêm định mệnh ấy...

Anh Lê Ngọc Hùng, cán bộ vừa được Tổng công ty cử từ Hà Nội vào để quản lý trại lợn ngoại này cho biết: Tôi mới vào đây được khoảng 6 ngày nên dân ở đây chưa biết tôi là ai. Vì thế, thấy tôi trà trộn vào đám hỗn quân, hỗn quan ấy nhưng họ không hề làm gì. Tôi tận mắt chứng kiến trong số các phần tử quá khích vào đập phá, cướp bóc tài sản của công ty và của cán bộ công nhân viên, có cả những thanh, thiếu niên mới chừng 15 - 16 tuổi. Số đối tượng vào văn phòng phá phách, vơ vét tài sản từ máy vi tính (4 CPU và 7 màn hình vi tính tinh thể lỏng) và nhiều thứ khác đều được chuyển qua hàng rào cho người ở phía ngoài mang về. Họ sục sạo và lục tung quần áo của chị em phụ nữ để tìm ví tiền. Có nhóm còn bắt cả lợn, lấy cả máy bơm nước mang về...

Chị Vi Thị Hà, cán bộ kế toán của Công ty thảng thốt kể với chúng tôi: Lúc đó, mấy chị em mới bắt đầu ăn cơm tối thì thấy họ mang theo gậy gộc, dao kiếm hùng hổ xông vào nên ai nấy đều bỏ chạy về phòng mình để lẩn tránh. Phòng của em làm bằng nhôm kính, sợ quá nên em liều mạng chạy xuống phòng của mấy chị ở phòng kỹ thuật có cửa gỗ để cố thủ. Thế mà họ vẫn đập cửa rầm rầm nhưng do cửa đã khoá trái và chốt trong nên bọn họ mới bỏ đi. Chị Hà cho biết, ngoài số tài sản như máy vi tính, máy bơm, hồ sơ, công văn, giấy tờ bị cướp đi còn có khoảng 90 triệu đồng tiền mặt tồn quỹ để trong két sắt cơ quan...

Anh Lê Ngọc Hùng cho biết: Sáng 29/9/2010, CA huyện Đô Lương đã gọi hỏi 3/7 đối tượng (được xem là cầm đầu) lên trụ sở UBND xã Đại Sơn để “hỏi cung” thì ngay lập tức có khoảng 50 người dân kéo vào trụ sở, chửi bới CA và giải vây cho 3 đối tượng này thoát thân. Có lẽ vì vụ đó nên, buổi sáng hôm đó có khoảng 40 người kéo vào Công ty TNHH giống lợn Thái Dương không biết để làm gì nhưng đến gần 20 giờ tối 29/9 thì Công ty bị tấn công. Khi họ mới xuất hiện trước cổng cơ quan, chúng tôi đã gọi điện cho CA huyện để kêu cứu. Thế nhưng, khoảng gần 2 tiếng sau thì lực lượng CA huyện và Huyện đội mới về đến địa bàn xã thì họ đã “cao chạy, xa bay”. Khi thấy tạm yên, chúng tôi huy đọng mọi người ra xua lợn từ ngoài sân vào chuồng chờ trời sáng...

Hôm qua

Vụ dân vây hãm trại lợn Thái Dương (Nghệ An): Chuẩn bị "rượu, thịt", bám trụ lâu dài



SAO MAI   -
Thứ Hai, 21/11/2011, 8:52 (GMT+7)

Lán trại vẫn hàng ngày án ngữ trái phép trước cổng trại lợn

Trước tình hình dân xã Đại Sơn bị một số kẻ xấu kích động tiến hành dựng lán trại án ngữ trước cổng trại lợn giống ngoại Thái Dương, không cho DN này đưa thức ăn vào trại khiến hàng ngàn con lợn giống cụ kỵ, ông bà đứng trước nguy cơ bị chết đói hàng loạt, tỉnh Nghệ An đã lập tức tổ chức họp khẩn cấp BCĐ tỉnh và huyện để tìm cách xử lý.

>> Nghệ An: Dân lại vây hãm trại lợn Thái Dương

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thúc Thanh, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn xác nhận: Hiện ngoài dân các xóm 7, 8, 9, 10, còn có dân của các xóm khác không hề bị ảnh hưởng của ô nhiễm cũng tham gia vây hãm trại lợn Thái Dương. Lán trại ngày càng được tu sửa lại cho vững chắc để bám trụ lâu dài. Hàng ngày, trong lán có đủ lượng rượu, mồi nhắm cho hàng trăm người uống.

Những người “trực chiến” tại lán còn được hỗ trợ tiền với mức 50.000 đồng/người/ngày... nên chính quyền, ban công tác mặt trận nói họ không nghe. Vận động mãi họ mà vẫn không chịu về nhà... Theo yêu cầu của dân là công ty phải giải quyết 6 yêu sách mà họ đưa ra, trong đó phải dừng sản xuất để vận chuyển toàn bộ đàn lợn trong trại ra khỏi đó và tiến hành thi công xong các hạng mục xử lý nước thải rồi mới đưa lợn trở lại trại nuôi tiếp.

Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Cty TNHH lợn Thái Dương cho rằng: Việc nhân dân xã Đại Sơn đòi hỏi di dời đàn lợn ra khỏi trại để xử lý vấn đề môi trường trước là không thể thực hiện được. Đặc thù của các trại chăn nuôi lớn, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản không giống như một doanh nghiệp SX công nghiệp: Nói dừng là dừng được ngay. Đàn lợn nái cụ kỵ, ông bà hàng nghìn con hiện đang có chửa nếu vận chuyển ra khỏi trại là sẽ rất nguy hiểm, có thể sẩy thai và gây chết hàng loạt nên không thể thực hiện được.

"Nếu dừng được thì chúng tôi đã dừng từ rất lâu rồi. Vì không dừng được nên chúng tôi đã phải đầu tư thêm 21 tỷ đồng để xử lý vấn đề ô nhiễm tại đây. Thế nhưng, việc dân một mặt yêu cầu xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm nhưng mặt khác lại đứng ra ngăn cản không cho đưa các thiết bị vào thi công thì chúng tôi sẽ rất khó thực hiện. Trong tình cảnh hiện nay, tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An tìm mọi giải pháp để giải tỏa lán trại đang án ngữ trái phép trước cổng công ty. Nếu không đưa được thức ăn vào trại thì chỉ một vài ngày nữa, đàn lợn sẽ chết hàng loạt thì ai phải chịu trách nhiệm?", ông Thành nói.

Ông Phan Huy Tải, Trưởng CA huyện Đô Lương cũng cho biết: Chúng tôi thấy dân đóng trại ngày một chắc chắn, họ kéo cả điện lưới, đưa ti vi, mang giường chiếu, chăn màn, đồ ăn, thức uống, đưa cả rượu và đồ nhắm và bài bạc ra đánh ăn tiền tại lán..., chúng tôi cũng rất nóng ruột. Tôi cho rằng vụ vây hãm trại Thái Dương lần này, vấn đề ô nhiễm chỉ là nguyên cớ, đằng sau đó đã có màu sắc chính trị. Bằng chứng là việc có người cung cấp tiền để nuôi những người trực tại lán. Nhà anh Toàn (người xã Đại Sơn) làm tổ trưởng tổ bảo vệ của trại lợn Thái Dương cũng đã bị kẻ xấu đốt mất 1 cây rơm... Do đó, nếu không xử lý kịp thời và kiên quyết thì không chỉ phía công ty bị thiệt hại kinh tế nặng nề mà còn làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Đại Sơn càng trở nên phức tạp.

Ông Vi Lưu Bình, PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An khẳng định: Để xẩy ra tình trạng dân bao vây, làm khó cho trại lợn Thái Dương là do lỗi của cả 2 phía trong đó có trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở tỉnh Nghệ An. Lẽ ra trước khi triển khai dự án thì các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm phải di dời trước. "Trước sự việc đáng tiếc này, tôi đề nghị giữa chính quyền tỉnh Nghệ An và nhà đầu tư phải chung thủy với nhau".

Thay mặt Ban chỉ đạo xử lý vụ việc, ông Chu Thế Huyền, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Nghệ An thống nhất đề nghị UBND tỉnh cho phép Cty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương hoàn thành hệ thống xử lý nước thải vào ngày 30/12/2011, đến 15/01/2012, Chi cục Môi trường sẽ lấy mẫu nước xét nghiệm.

Giao cho Hội đồng đền bù GPMB huyện tổ chức kiểm đếm, làm hồ sơ, áp giá đền bù để phê duyệt trước ngày 15/12/2011. Giao cho UBND huyện hoàn thành cơ sở hạ tầng khu tái định cư mới cho các hộ dân và yêu cầu CA tỉnh, CA huyện và chính quyền xã tìm giải pháp để giải tỏa lán trại, trả lại điều kiện bình thường cho công ty, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

"Trước mắt, theo tôi, có 3 vấn đề phải tập trung giải quyết: Thứ nhất là chính quyền và các đoàn thể tại xã Đại Sơn phải làm sao giải tỏa số dân án ngữ trước cổng trại để cho DN đưa thức ăn vào cứu đàn lợn khỏi bị chết đói trong 1- 2 ngày tới. Đây là đàn lợn giống gốc gồm lợn cụ kỵ và ông bà, nếu lợn bị chết sẽ gây tổn thất vô cùng lớn. Thứ 2 là chính quyền các cấp phải tổ chức tái định cư ngay cho 16 hộ dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Tôi cho rằng một vấn đề mấu chốt hiện nay chính là việc đưa dân ra khỏi vùng ô nhiễm thì mọi việc sẽ cơ bản được giải quyết. Dân làm căng với DN là vì đến nay Hội đồng đền bù GPMB của huyện chưa làm công việc kiểm đếm, lập hồ sơ đền bù tại 16 hộ dân phải di dời ra khỏi vùng bị ảnh hưởng để tham mưu cho tỉnh phê duyệt mức bồi thường hỗ trợ cho dân theo đúng pháp luật hiện hành. Thứ 3 là phía Cty TNHH lợn giống Thái Dương phải tập trung xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường để yên dân. Tuy nhiên, để DN làm được điều đó mà dân không cho đưa phương tiện, thiết bị vào làm thì tôi tin chắc rằng đến 30/12/2011 công việc này vẫn không thể hoàn tất như cam kết" - ông Bình nêu.

Tại cuộc họp, ông Lê Minh Giang, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương giao cho Hội đồng đền bù GPMB huyện phải tổ chức kiểm đếm làm hồ sơ GPMB cho 16 hộ dân quanh trại vào ngày 19/11/2011, phấn đấu trình phương án đền bù hỗ trợ cho 16 hộ di dời lên UBND tỉnh vào ngày 30/11/2011. Giao cho CA huyện, CA xã và chính quyền địa phương cùng với các đoàn thể tìm giải pháp tháo dỡ lán trại trước ngày 30/11/2011.

Nguồn báo : Nongnghiep.vn

Mục Lục


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét