Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

CHELINH.COM

                                                              



Tiếng hát Chế Linh - Vì sao Hà Nội cấm biểu diễn?


Một chút vế Chế Linh ...
Young Che Linh
Vào năm 1958, khi Chế Linh 16 tuổi, một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời của chàng thiếu niên người Chàm này. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh ngăn cấm dạy học bằng tiếng Chàm trong các làng Chàm, một ngôn ngữ được tôntrọng và được coi như là ngôn ngữ thứ hai suốt từ thời Bảo Ðại.
Sự kỳ thị với dân tộc thiểu số này đã gây ra nhiều xung đột giữa người Chàm và Kinh và dẩn đến những cuộc gây cấn, đánh đập dã man giữa hai bên, nhất là khi người Chàm vào tỉnh thường hay bị chận đường đánh đập. Chế Linh cũng đã bị thương nhiều lần vì những xung đột này. Chính quyền Việt Nam lúc đó bỏ lơ và hoàn toàn không can thiệp đến những gây cấn này.

Coi như đây là một chuyến vượt biên thứ nhất, Chế Linh bỏ xứ để vào Sài Gòn - một nơi hoàn toàn xa lạ, không thân nhân; trong lòng vẫn mang những ấm ức đối với chính quyền Ngô Ðình Diệm, và tình thương dân tộc.

May mắn, tại Sài Gòn, Chế Linh đã tìm được việc làm cho một chủ người Hoa rất tốt bụng – ông chủ này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.

Sau chín tháng làm việc và dành giụm được một số tiền, Chế Linh quyết định vào trường Bồ Ðề rồi sau đó Nguyễn Công Trứ để theo học tiếp tục.

1960-1961: Lần đầu tiên đến với âm nhạc.

Let the music begin
Ðoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa cần tuyển ca sĩ để theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hoà. Chế Linh tham dự và được giải Nam Ca Xuất Sắt Nhất. Hoàn toàn không nghĩ là mình sẽ theo nghề ca hát, nhưng Chế Linh đã theo đoàn này hát (cùng với Châu Kỳ, Trúc Phương) vì tiền lương rất lớn.

Hai năm sau, đoàn văn nghệ bị tan rã - Chế Linh bắt đầu làn nghề tài xế (chở xe đá) tại Biên Hòa. Anh vừa làm việc vừa luyện giọng và viết nhạc – Tình yêu âm nhạc đã bắt đầu sinh nở trong Chế Linh. Cũng trong thời gian này, “Ðêm Buồn Tỉnh Lẽ” và "Ðếm Bước Cô Ðơn” ra đời, "Bài Ca Kỷ Niệm" ...

Cảm nhận rằng âm nhạc là con đường ngắn nhất để mang lại cảm thông giữa Việt và Chàm nói riêng cũng như dân tộc thiểu số nói chung, Chế Linh thề nguyện là sẽ theo và gắn bó vơí con đường âm nhạc.
Với sự nhiệt tình và tài năng của mình, Chế Linh đã sinh hoạt âm nhạc rất sôi nổi và thời đó. Anh đã cùng hát với những ca sĩ nổi tiếng như: Anh Ngọc, Duy Khánh, Thái Thanh, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Tùng Lâm … Ra đời diã nhạc đầu tay “Vùng Biển Trời Và Màu Áo Em” với công ty Continental và sau đó ký hợp đồng công ty Dĩa Việt Nam.

Một số sự kiện và thành công trong đời Nghệ Sĩ:

1964-65: Thu rất nhiều dĩa hát
1972: Ðoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca – do Nhật Báo Trắng Ðen tổ chức.
1972: Mùa hè đỏ lửa – chính phủ VNCH cấm hát vì tiếng hát không phù hợp với anh em chiến sĩ.
1975: Hy vọng được “giải phóng” tiếng hát của mình, nhưng ngược lại bị bắt bỏ tù tại Sông Mao, Mỹ Ðức với tội phản động.
1978: ra tù sau 28 tháng biệt giam.
1980: Vượt biên sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada
Hiện Tại: Vẫn ca hát và viết nhạc

Tâm sự cùng Tạp Chí V

Che Linh 2002
Toronto - Canada
V: Anh có ý định về VN để hát?
CL: Tôi rất mong muốn về, nhưng với điều kiện là phải được ca hát trong một sân khấu chung.
V: Anh nghĩ gì về những ca sĩ đã quay về VN để sống và ca hát?
CL: Tôi hoàn toàn không chống đối. Ðó là tâm ý riêng của mỗi người. Là một nghệ sĩ, tôi nghĩ, nơi nào có người Việt thì nghệ sĩ có trách nhiệm mang tiếng hát tới.
V: Anh nghĩ gì về ca sĩ và sinh hoạt âm nhạc trong và ngoài nước hiện nay?
CL: Ðây là thời điểm tốt cho các ca sĩ trẻ trao dồi và phát triển tài năng, nhờ có kỹ thuật hiện đại – nhưng không nên lơị dụng kỷ thuật máy móc nhiều quá.
V: Lipsync?
CL: Ðó là những phóng bác, hồ đồ đối với khán giả.
V: Cảm giác của anh khi giặp lại Bạch Tuyết?
CL: Rất cảm động – đã ôm nhau khóc, rồi sau đó kể lại những kỷ niệm xưa.
V: Ca sĩ anh yêu mến nhất?
CL: Thanh Tuyền, một người bạn đồng hành.
V: Nghệ sĩ anh khâm phục nhất?
CL: Phạm Duy và Trúc Phương.
V: Loại nhạc ưa thích nhất?
CL: Tình yêu lứa đôi, về lính (lính yêu không dám nói…)
V: Bài nhạc thích nhất?
CL: Thói Ðời – vì phù hợp với rất nhiều giới … “ai chưa qua chưa phải là người…”
V: CD tự hào nhất?
CL: “18 Ca Khúc Chọn Lọc” trong đó có bài “Tình Bơ Vơ”
V: Về trung tâm băng nhạc hiện nay?
CL: Lúc trước, những trung tâm băng nhạc rất tha thiết về nghệ thuật. Nhưng hiện nay, đa số là vì lợi nhuận.
V: Ước vọng?
CL: - Riêng tôi: Chính Phủ VN (không cần chế độ nào) quan tâm và giúp đở com em Champa được tiếp tục học tập và thành tài.
- Cho VN: Mong có một chính quyền thật sự vì quốc gia dân tộc trên hết. Xóa bỏ mọi thành kiến để xây dựng VN đi lên cùng văn minh nhân loại.
- Gia Dình Nghệ Sĩ: Một ngày tốt đẹp để tự nhiên sinh hoạt chung từ Nam ra Bắc, để được gần gủi vói khán giả yêu thương.
Nguồn: Chelinh.com








"Ông nghĩ thế nào về một thời gian trước đây đã có những “khúc mắc” giữa Chế Linh và đất nước? 
- (Cười!) Anh thấy là tôi đã trở về đây rồi mà! đâu có “khúc mắc” gì nữa. Không chỉ nói với bạn đọc của Ngôi Sao mà tôi cũng từng nói trên đài BBC, VOA và nhiều báo chí ở nước ngoài: "Quá khứ chìm sâu rồi, bây giờ Chế Linh làm điều gì cũng là vì dân tộc mình, vì đất nước mình". Những "khúc mắc' đó bản thân tôi không muốn nhắc lại nữa và tôi cũng không muốn ai nhắc. Hôm nay tôi đã trở về đây, được đứng trên sân khấu, giữa đồng bào mình, trên chính quê hương mình... Tôi nghĩ không có hạnh phúc nào bằng. Xin cảm ơn cả hai bà mẹ Chăm - Việt trên tổ quốc này đã sinh ra, nuôi lớn và cho tôi hạnh phúc này. Ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm và quê hương là Việt Nam." -Ngoisao.net
(Năm 2007, anh có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam)

BBC: Hà Nội nói vì sao cấm Chế Linh



Ca sỹ Chế Linh nhận hoa người hâm mộ Hà Nội
Khán giả Hà Nội cuồng nhiệt với Chế Linh dù ông hát những bài bị nhà nước Việt Nam cấm

Sở Văn hóa Hà Nội đã mở họp báo nói lý do buổi diễn dự kiến tại đây của ca sỹ Chế Linh bị hủy chỉ vì vi phạm của công ty tổ chức sau luồng dư luận đặt câu hỏi có lý do gì khác.

Buổi buổi diễn bị hủy của ca sỹ hải ngoại Chế Linh theo dự kiến vào ngày thứ Bảy 12/11 tới tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình với sức chứa 5.000 chỗ ngồi.
Đây là đêm diễn thứ hai đã lên kế hoạch của ông tại Hà Nội trong lần đầu tiên ông về nước biểu diễn chính thức.
Cuộc họp báo do đích thân ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở văn hóa, thể thao, du lịch Hà Nội, cơ quan đã quyết định không cho phép Chế Linh tiếp tục biểu diễn ở Hà Nội, chủ trì.
Theo lời ông Long thì nguyên nhân của việc hủy sô này nằm ở đơn vị tổ chức chương trình có tên là Công ty giải trí Bích Ngọc.
Theo đó, công ty Bích Ngọc đã có những vi phạm quảng cáo đối với chương trình, cụ thể treo quảng cáo không có giấy phép và nội dung quảng cáo "Liveshow ca sỹ Chế Linh, 30 năm tái ngộ" không giống như giấy xin phép.

'Thái độ thách thức'

"Đơn vị tổ chức đã quảng cáo băng rôn và phướn với số lượng lớn gây mất mỹ quan đường phố," đại diện Sở Văn hóa Hà Nội cho biết.
Ông Long cho biết chính ‘thái độ thách thức’ của công ty Bích Ngọc khi không tháo dỡ các băng rôn quảng cáo trái phép dù Sở đã ra quyết định xử phạt đã khiến Sở kiên quyết rút giấy phép biểu diễn liveshow này.
Trước tình thế là công ty Bích Ngọc đã bán quá nhiều vé cho đêm diễn và đang tìm mọi cách vẫn có thể biểu diễn, ông Long đe dọa rằng đơn vị nào còn dám ký hợp đồng với công ty Bích Ngọc để tổ chức chương trình này thì sẽ ‘phải chịu trách nhiệm’.
Ông còn nói thêm là ông đã báo cáo việc này với Bộ Văn hóa và cả PA25, cơ quan theo dõi văn hóa tư tưởng của Bộ Công an.



Ca sỹ Chế Linh đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975 và sau này tại hải ngoại
Còn về việc chương trình có những bài hát chưa được Nhà nước Việt Nam cho phép, ông Long cho biết trong hồ sơ xin phép liveshow lần thứ nhất, Sở đã loại ra ba bài, và trong lần thứ hai này Sở phải loại ra khỏi danh sách 11 bài hát.
Đó là các bài: Không bao giờ quên anhTôi đưa em sang sôngTình như mây khóiLinh hồn tượng đáMười năm tình cũTình đờiTúy caLần đầu lần cuối, Thói đờiMột lần cuối và Tình kỹ nữ
Tuy nhiên, trong đêm diễn thứ nhất tại Mỹ Đình vào ngày 21/10, khán giả do quá hâm mộ đã yêu cầu Chế Linh hát một số bài nằm ngoài danh sách đã được Sở cấp phép và Công ty Bích Ngọc vẫn để Chế Linh biểu diễn.
Ông Long cho biết là Sở của ông sẽ rút kinh nghiệm và sẽ cử người giám sát các chương trình nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội sau nay để nhắc nhở ban tổ chức và các nghệ sỹ để đảm bảo là không có chuyện đi ra ngoài lề.
Ông cũng cho biết Sở văn hóa Hà Nội hủy đêm diễn của Chế Linh nhằm mục đích răn đe để ‘các công ty khác làm gương’ và việc này đã cân nhắc đến quyền lợi của hàng ngàn khán giả đã mua vé cho đêm 12/11.
Sở văn hóa Hà Nội đã giao cho thanh tra của Sở làm việc với Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình để đảm bảo rằng liveshow lần hai của Chế Linh sẽ không thể diễn ra ở đây như kế hoạch.
Sở chỉ xem xét lại giấy phép cho liveshow Chế Linh sau sáu tháng nữa để xem công ty Bích Ngọc có tiếp tục vi phạm nữa hay không.
Mặc dù Sở xác định nhà tổ chức sự kiện, chứ không phải ca sỹ Chế Linh, là bên phạm lỗi chính trong vụ việc này, nhưng Sở vẫn quyết định không cho phép Chế Linh biểu diễn liveshow này trên địa bàn Hà Nội.
Nếu một đơn vị khác xin tổ chức liveshow Chế Linh với đúng nội dung như chương trình này cũng sẽ không được chấp nhận, Sở văn hóa Hà Nội cho biết.

Chế Linh

Tên thậtJamlen
Ngày sinh1942 (68–69 tuổi)
tại Ninh Thuận
Thể loại nhạcNhạc vàng
Thành công
với nhạc
Trần Thiện ThanhLam Phương,Trúc PhươngChâu Kỳ
Ca khúc
thành công
Thói đời, Thành phố buồn, Thưong hận, Xin làm người xa lạ


Chế Linh là một người Việt gốc Chăm (tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên), sinh năm 1942 tại paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước - Ninh Thuận). Chế Linh vừa là một ca sĩ (Chế Linh) và vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi, có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mặc dù anh không phải nhập ngũ vì là người dân tộc thiểu số). Những bài hát nổi tiếng nhất: Đêm nguyện cầuThành phố buồnThói đờiThương hậnTrong tầm mắt đờiĐêm buồn tỉnh lẻÁo em chưa mặc một lần...
Năm 16 tuổi, anh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng thời gian 1964-1965, anh thâu rất nhiều dĩa hát. Năm 1976-1978, anh bị bắt vì vượt biên và khép tội "phản động", biệt giam 28 tháng [1][2]. Năm 1980, anh vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại TorontoCanada.
Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con [3] (sau khi ly dị anh mới lấy vợ khác).
Năm 2007, anh có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam


--------------------------
Đăng bỡi: Tranhung09
*****
Bài đã đăng:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét