Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Hà tĩnh : "HẢI QUÊ" LÀ AI?

HẢI QUÊ LÀ AI? HỌ LẤY ĐÂU RA NHIỀU TIỀN ĐẾN VẬY?



Lê Quốc Châu Blog-Bẵng đi một thời gian, gần đây dư luận cả nước lại xôn xao về một nhân vật lẫy lừng tiếng tăm ở Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung. Chỉ riêng vụ đám cưới tài xế của ông trùm này cũng đã " nổ như bom", gây chấn động cả một miền quê nghèo lam lũ. Đám cưới toàn siêu xe từ 5-7 tỷ đến trên 15 tỷ VNĐ. Nhiều người hỏi tôi, họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy? Hải Quê là ai mà giang hồ đồn đại ghê vậy? Chuyện dài lắm, không thể nói ngay được Hải Quê là ai và họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy. Lê Quốc Châu Blog xin trích đăng lại loạt bài của Tác giả Nguyễn Hồng Lam-Báo CAND nhằm giúp những ai tò mò muốn biết Hải Quê là ai, và họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy? Xin nói ngay loạt bài này chưa hẳn đã hay, chưa chắc đã trúng; chỉ là một góc nhìn giúp bạn đọc hình dung lờ mờ về chân dung một con người lãy lừng tiếng tăm ở đất miền Trung Việt Nam.Đây mới chỉ là một phần bề nỗi rất nhỏ mà thôi, còn có cả một tảng băng chìm phía sau sự giàu sang của Nguyễn Thanh Hải mới đáng suy ngẫm.

Đám cưới một tài xế của Hải mà như thế này thì không biết ông chủ của nó như thế nào nhỉ?


Dàn siêu xe này đã gây chấn động quê nghèo lam lũ


Bài và hình ảnh đám cưới coi tại đây


Bài 1: Ai đã tàn sát rừng đại ngàn Hương Sơn-Hà Tĩnh?

Giấy phép cho khai thác 10.000m3, đầu nậu thuê đốn 40.000-50.000m3, nhập chung cả gỗ khai thác phi kỹ thuật vào gỗ hợp pháp để được đóng dấu búa kiểm lâm.

Tháng 6/2005, trong báo cáo “Điều tra đa dạng sinh học vùng dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở dãy núi Bắc Trường Sơn”, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã xếp rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh có tầm vị trí ngang bằng, đồng thời là cầu nối với 3 khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á là Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) ở Việt Nam và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Kai - Nậm Then của nước bạn Lào. Đây là khu vực rừng có tính đa dạng sinh học rất cao, đồng thời là rừng phòng hộ đầu nguồn của các con sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Ngàn Phố, những chi lưu của sông La, con sông lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh.

Hơn thế nữa, vùng lõi Rào Àn của rừng Hương Sơn còn được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là “một trong những cánh rừng nguyên sinh đẹp nhất thế giới”. Khu vực xung quanh đỉnh Pù Hùng Lều (cao 2.100m), giáp bản Nacađốc, huyện Cămcớt, tỉnh Bolikhămxay (Lào) đến nay vẫn hầu như chưa hề có dấu chân người. Ở đó vẫn tồn tại những thảm động vật lưỡng cư dày đặc, những đàn bướm khổng lồ cùng nhiều loại động vật quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ, có loài tưởng chừng đã hoàn toàn bị diệt chủng. Không nghi ngờ gì nữa, rừng Hương Sơn là một kho báu vô giá đầy sức mê hoặc đối với những nhà sinh vật học.
Chính vì thế, rất đông những nhà khoa học trong và ngoài nước đã đổ về nghiên cứu và đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ khu vực rừng quý hiếm này. Năm 2001, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ kinh phí để thực hiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy núi Bắc Trường Sơn”. Từ năm 1999 đến nay, rất nhiều đoàn nghiên cứu khoa học hỗn hợp đã tìm đến Hương Sơn. Năm 2005, có một đoàn 30 nhà khoa học từ các nước Anh, Hà Lan, Mỹ, Australia, Nga đã tình nguyện dựng lều ở những 9 tháng ròng rã trong vùng lõi rừng Hương Sơn để khảo sát nghiên cứu. Ngày 23/1/2006, GS Võ Quý và nhiều nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên môi trường Quốc gia đã làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm bàn bạc sáp nhập vùng lõi rừng Hương Sơn vào Vườn quốc gia Vũ Quang, biến nó thành khu dự trữ sinh quyển thế giới đề nghị UNESCO công nhận.

Trong khi các nhà khoa học đang hết sức đau đầu để tìm cách gìn giữ thì ngay tại địa phương, rừng Hương Sơn lại vẫn đang bị tận diệt từng ngày, mọi biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn nhằm gìn giữ nó của chính quyền địa phương vẫn hầu như bất lực. Tháng 9/2004, một báo cáo của UBND huyện Hương Sơn đã ghi nhận: tổng diện tích đất có rừng trên toàn huyện chỉ còn khoảng 70,4 ngàn ha trên tổng diện tích 90,7 ngàn ha đất rừng. Diện tích đất rừng có... rừng giảm đáng kể nhưng cũng chưa nghiêm trọng bằng sự suy kiệt của chất lượng rừng, bởi thực tế (khác xa những con số trong các báo cáo vẫn đầy lạc quan) thì ngoài khoảng 10.000 ha vùng rừng lõi nguyên sinh Rào Àn, giáp Vườn quốc gia Vũ Quang, những khu vực rừng còn lại hầu như đã rơi vào tình trạng nghèo hoặc nghèo kiệt.


Rừng đầu nguồn Hương Sơn bị tàn sát không thương tiếc
“Trong trắng ngoài xanh”, nhìn bên ngoài rừng núi vẫn xanh um và tươi tốt nhưng thực chất đó chỉ là màu xanh của thảm thực bì, còn gỗ tốt thì đã hoàn toàn biến mất. Hai xã Sơn Kim I, Sơn Kim II vẫn được ghi nhận là còn 43.000ha rừng nhưng theo xác nhận của ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch xã Sơn Kim I, và theo khảo sát của chúng tôi, thì “có tìm đỏ mắt cũng chẳng có cây gỗ nào”.


Ngổn ngang là gỗ trong rừng/Đầu nguồn cạo trọc, coi chừng lũ to
Năm 1998, vùng Khe Dầu, xã Sơn Kim I, gỗ quý vẫn đứng sừng sững ngay cạnh nhà dân, còn nay muốn tìm ít gỗ làm nhà, những tay tiểu lâm tặc ở địa phương phải đi sâu vào thêm 19km. Khu vực Danh Chắn, xã Sơn Kim II, 10 năm trước là rừng nguyên sinh, nay chỉ còn đồi trọc với những khoảnh rừng tái sinh lèo tèo suy kiệt. Tại xã Sơn Hồng, 17.000 ha rừng nguyên sinh đã bị đốn sạch, nhường chỗ cho dây leo cỏ dại.

Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn hiểu biết sâu về thực trạng rừng Hương Sơn thì trữ lượng gỗ của toàn bộ rừng trên địa phương này chỉ còn lại chừng từ 2 - 2,5 triệu m3 gỗ, trong khi con số thống kê của Phân Viện Điều tra quy hoạch Bắc Trung Bộ vào năm 1994 đánh giá trữ lượng này là trên 9 triệu m3! Trên 70% rừng đã mất, đó chính là hậu quả của cái gọi là “phương án khai thác rừng để bảo vệ và phát triển bền vững” vẫn đang được áp dụng trong hàng chục năm qua!

Chống lâm tặc - cuộc chiến không cân sức

Khoảng năm 1996, giấy phép khai thác gỗ theo chỉ tiêu ở Hương Sơn chỉ còn được cấp cho duy nhất một chủ rừng là Lâm trường Hương Sơn, sau đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn. Công ty đã bán lại giấy phép cho các đầu nậu gỗ để họ tự tổ chức khai thác. Việc giám sát cả về địa chỉ khai thác (theo điều tra thiết kế) lẫn số lượng, chủng loại, chất lượng gỗ đều vượt quá tầm giám sát của chủ rừng.

“Dễ làm khó bỏ”, đầu nậu gỗ gần như toàn quyền chọn lựa và chặt trụi những vùng nhiều gỗ quý, bất chấp nó có nằm trong khu vực đã quy hoạch thiết kế hay không. Hàng loạt những cánh rừng toàn lim, táu, dổi... những loại gỗ đặc sản của Hương Sơn đã bị chặt trụi, gần như không còn cơ hội tái sinh. Giấy phép cho khai thác 10.000m3, đầu nậu thuê đốn 40.000-50.000m3, nhập chung cả gỗ khai thác phi kỹ thuật vào gỗ hợp pháp để được đóng dấu búa kiểm lâm.
Tiếp đó, các đầu nậu này lại thu mua giá rẻ thêm hàng chục ngàn mét khối gỗ lậu khác của những tay tiểu lâm tặc địa phương và cũng nhập luôn vào cùng gỗ hợp pháp. Dưới sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm, gỗ lậu cứ ung dung ra khỏi cửa rừng để lại sau lưng những cánh rừng già đã trở thành đất hoang đồi trọc.

Cá lớn nuốt cá bé, dần dần nguồn lợi gỗ rừng bị gom về một mối, thu vào tay các “đại gia” như Thu "thương binh", Hùng “bút”, Hải “quê”, Hùng “nhân”, Hoàn... Những “ông trùm” này ít khi xuất hiện và tự đứng ra thu gom mà giao lại các công đoạn buôn gỗ lậu cho đàn em là những người địa phương ở các xã có rừng. Hàng loạt thủ đoạn tinh vi đã được chúng tung ra. Trận lũ quét kinh hoàng năm 2002 vừa xảy ra, Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn đã có ngay một hồ sơ xin khai thác tận thu gỗ chết đứng hậu quả của lũ quét trong khu vực rừng lõi Rào Àn. UBND tỉnh đã đồng ý. Chỉ suýt nữa, lâm tặc sẽ tha hồ đưa ra khỏi rừng một cách hợp pháp hàng ngàn mét khối gỗ chặt lậu cả trước và sau lũ. Nhưng may mắn “dự án” này đã bị huyện phát hiện và ách lại (Còn tiếp)

Nguồn Lequocchau.blogtiengviet.net

Kỳ 2: CHÂN DUNG MỘT ÔNG TRÙM

Nghệ an : TRAO GIẢI VHNT HỒ XUÂN HƯƠNG

Trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ IV ( 2005-2010)


Sáng nay ( 31-12), tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao giải thưởng văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ IV ( 2005-2010). Tới dự có các đồng chí Hồ Đức Phớc- Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Xuân Đường- Ủy viên BTV, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Tô Hồng Hải- Ủy viên BTV Tỉnh ủy- Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao giải A cho các tác giả

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao giải A cho các tác giả

Mùa giải lần thứ IV ( 2005-2010) thu hút sự tham gia của 159 tác phẩm, chùm tác phẩm của 157 tác giả, nhóm tác giả bao gồm các thể loại thơ, văn, âm nhạc và múa, lý luận phê bình, văn nghệ dân gian, ảnh (nghệ thuật, mỹ thuật),  mỹ thuật, sân khấu...  

Kết quả đã có 112 tác phẩm của các tác giả và nhóm tác giả đạt giải trong đó có 9 tác phẩm đạt giải A; 26 tác phẩm đạt giải B; 41 tác phẩm đạt giải C; 36 tác phẩm đạt giải khuyến khích. Báo Nghệ An có 2 tác giả đạt giải là nhà báo Sỹ Minh – giải A với chùm ảnh nghệ thuật ( Nhộn nhịp làng nghề, Tình Việt Lào, Ánh sáng từ lòng đất, Quyết thắng , Tranh giải làng) và Nguyễn Văn Hùng- Giải C với tác phẩm Bác Hồ trong trái tim chúng tôi- thể loại lý luận phê bình.
    
Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đức Phớc chúc mừng và cảm ơn sự đóng góp của các văn nghệ sỹ trên lĩnh vực văn học nghệ thuật đối với sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước, đồng thời bày tỏ mong muốn bước sang năm mới 2012, các văn nghệ sỹ sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thông qua các tác phẩm nghệ thuật góp phần quảng bá hình ảnh của Nghệ An với bạn bè trong nước, quốc tế.


Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

VĨNH BIỆT DUY TÍN


Duy Tín (ảnh lấy từ web cua Duy tín)


Đã gần hai ngày khi thắp cho anh một nén hương,rồi một nắm đất tiễn biệt anh về nơi an nghỉ cuối cùng ở Nghĩa trang xã Hưng lộc,đến giờ tôi vẫn không tin anh đã ra đi.Cứ mỗi buổi sáng,khi đi qua nhà anh không thấy chiếc xe 27-27 đậu đó nữa,tôi lại càng nhớ anh và tin điều đó là có thật,một sự thật nghiệt ngã vô thường.Cái triết lý sống thật là ngắn ngủi,gang tấc và phủ phàng.


Số nhà 41 - Lê lợi nơi tang lễ lúc 12h ngày 29/12

Tôi biết anh đã hơn 20 năm,không phải kinh doanh,cũng không phải anh em ràng buộc mà trên thương trường vui vẻ vào những lúc giải trí.Ê kíp chiếu bia riệu hồi đó giờ chỉ còn 2.sau anh Minh "đại tướng" ra đi.Hôm tôi gặp anh Thục ở tang trường,tôi bắt tay anh và lặng lẽ chỉ một câu "tội Tín thật".

Hình như định mệnh của con người là sự nuối tiếc,một con người ra đi bao giờ cũng để lại sự nuối tiếc cho người ở lại.Nói thế để biết rằng ai đã một lần gặp Tín đề cho rằng con người vui vẻ nhiệt tình và rất lịch lãm.Mùa hè anh mặc bộ ký giả,mùa đông anh mặc bộ véc trang nhã...đủ thể hiện tính cách của Tín.

Tín có nhiều ê kíp bạn bè,bởi mỗi nhóm có phong cách riêng,hôm ở tang trường cũng đủ để biết anh sống thế nào,có lẽ bạn bè không thiếu một ai,người tiễn đưa anh đề khóc,khóc vì sự đột ngột,khóc vì tiếc cho một con người như anh,và...hình như không bao giờ có người thứ 2 như anh nữa.

Chiều cuối năm,có chút se lạnh đưa tiễn anh về Hưng lộc,dòng người dòng xe như nối nhau trong sự buồn bã tiễn biệt anh. Thế là hết tất cả rồi Tín ơi,đỉnh vinh quang của một đời cần mẫn đã chấm dứt,không còn gì nữa.Thế là Tín đã vĩnh biệt tất cả!

Tôi tiễn biệt anh mà thấy đời của một con người như ngắn lại đến lạ lùng.Thì ra tôi đã mất đi một người bạn

Cái lạnh cuối năm vẫn buôn buốt,người ở lại vẫn vật vã với cuộc sống thường ngày.Còn Tín thì mãi mãi ra đi...

Vĩnh biệt!

Dưới đây là hình ảnh hiếm hoi của Duy Tín còn lưu lại trên Youtube do Canhsat4sao ghi lại hồi tháng 6 năm 2011


Hình ảnh hiếm hoi của Duy Tín tháng 6/2011 - từ 1phút 6 giây đến 1 phút 9 giây

Nghệ an : RẤT NÓNG TRƯỚC GIỜ TRAO GIẢI HỒ XUÂN HƯƠNG


Tại Nghệ an,mặc dù đơn kiện,thắc mắc,và nhiều tiếng nói lên tiếng về việc trao giải Văn hóa nghệ thuật cho 5 năm một lần.Ngày mai 31/12 tỉnh vẫn triển khai lễ trao giải VHNT Hồ xuân Hương diễn ra tại khách sạn giao tế.Nghĩa là "chó cứ sủa,bò vẫn cứ đi".




Đơn khởi kiện và xác nhận nhận đơn của tòa án tỉnh NA

Chiều nay gặp Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh NA Phạm trường Sinh,anh nói rằng bức xúc lắm nên tôi đã viết đơn kiện lên tòa án tỉnh Nghệ an sáng nay.Quả thật,khi trao đổi với anh,tôi biết rằng anh rất bức xúc với những điều vô lý khi chấm giải ảnh.Anh đã khẳng định rằng tôi đã có đủ tài liệu để khởi kiện,và kiện đến cùng.

Theo anh Sinh,giải này chủ yếu các quan đều ẵm giải và có giá trị từ giải nhất 20 triệu và thấp nhất là 5 triệu.Trong lúc đó những thí sinh gọi là không có máu mặt đều bị đánh trượt giải.Anh còn nói thêm rằng: chúng tôi là những người lao động chân chính suốt một cuộc đời lao động vì ảnh,ảnh là niềm vui lẽ sống say mê nghệ thuật...Trong lúc đó những người như ông Ngoãn là giám đốc đài truyền hình,chủ tịch hội nhà báo Nghệ an cũng lấy ảnh của Sỹ Minh để dự thì và cũng được giải (Vấn đề này đã có chứng cứ) Ông còn nói thêm người như ông Ngoãn thì cần gì phải tham gia những vẫn đề này...Nhưng có lẽ vì 20 triệu cho giải nhất nên để thấy lòng tham của con người là vô bờ bến.


Bức ảnh nước mắm...Thực chất là của Sỹ minh "kỷ niệm" ông Ngoãn làm đề tài dự thi,nhưng ông Ngoãn lại chú thích cho mới hơn tý là Nước mắm Phan thiết.Trên thực tế bức ảnh này là của Sỹ Minh chụp tại xưởng sản xuất nước mắm Sông Lam lấy tên Ngư hải.Ảnh được chụp tại địa bàn Nghi hải thị xã Cựa lò có sự chứng kiến của anh Phạm trường Sinh là nhân chứng.Nhưng ông Ngoãn lại đem bức ảnh này đi dự thi và chú thích ảnh là Nước mắm Phan Thiết.

Ngày mai,lễ trao giải được tiến hành,song tôi thấy sức nóng của giới văn nghệ sỹ Nghệ an đang phừng phừng trong nỗi tức giận vì sự làm ăn tắc trách của bộ phận tỉnh và ban giám khảo

Được biết,trong 7,8 thể loại văn học nghệ thuật thi lần này thì chỉ môn viết văn là không có thắc mắc đơn kiện,còn lại tất cả đề có sự phản kháng của thành phần tham gia dự thi.

Ai đó có nói "Chó cứ sủa mà người cứ đi" quả thật không sai tý nào

Vui hay buồn,sáng mai tất cả sẽ thể hiện tại lễ trao giải

Viết vội vì qua mệt...

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Nghệ an - VỤ GIẢI HXH : AI NHẮM MẮT ?

NSNA Phan Trường Sinh

Giải Hồ Xuân Hương có vô số chuyện bi hài. Riêng ban ảnh ngoài câu chuyện “Nước mắm Cửa Hội làm tội Duy Ngoãn”, chuyện “21 con cò”, hay “trọng tài biên chạy trong sân”…có sự giống nhau như hai giọt nước giữa  ảnh của Trần Duy Ngoãn và ảnh của Sỹ Minh, thì câu chuyện “nhắm mắt hay mở mắt” trong bức ảnh của Nguyễn Đăng Việt cũng khiến ta cười đau cả bụng.

Ảnh này in trong cuốn giới thiệu về cuộc thi
ảnh nghệ thuật Bắc miền Trung năm 1997
tại Quảng Trị, với chú thích "Hẻm phố không  giờ
(được cho là "nhắm mắt")

Ảnh này dự giải HXH lần thứ 4 với chú thích
là "Hẻm phố lúc không giờ" (được  cho là "mở mắt")
Chuyện là Giải Hồ Xuân Hương lần này Nguyễn Đăng Việt có chùm ảnh dự thi, trong đó có tác phẩm “Hẻm phố lúc không giờ”. Đây là bức ảnh chụp một nữ công nhân vệ sinh đang đẩy xe rác trong một hẻm phố giữa đêm khuya. Về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm xin miễn bàn. Vấn đề là ở chỗ theo Thể lệ giải thì các tác phẩm dự giải phải là tác phẩm sáng tác trong khoảng từ năm 2005 trở lại đây. Thế nhưng tác phẩm này của Nguyễn Đăng Việt lại bị phát giác là chụp trước năm 1997, bằng chứng là nó được in trong cuốn sách giới thiệu về cuộc liên hoan ảnh nghệ thuật Bắc Miền Trung tổ chức năm 1997 tại Quảng Trị, với chú thích là “Hẻm phố không giờ”. Năm 2006, chính bức này cũng đã tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật Bắc Miền Trung tại Vinh và đạt giải khuyến khích.

Khi bị phát giác lẽ ra tác giả nên rút, hoặc ban giám khảo phải loại ra vì ảnh phạm quy. Thế nhưng, điều trớ trêu và trắng trợn là người ta vẫn chấm và trao giải cho nó (trong chùm ảnh giải B). Kiện lên thanh tra thì thanh tra trả lời đây là hai bức ảnh khác nhau, vì một bức người nữ công nhân mở mắt, còn bức kia thì chị ta…nhắm mắt! Đến mức, người thưa kiện đã phải dùng kính lúp phóng to “con mắt nhắm” lên, thì thấy rõ ràng nó vẫn mở to. Sự thật sờ sờ như vậy mà giám khảo, rồi đến thanh tra vẫn không chấp nhận.

Ngày trao giải đã kận kề mà đơn thư kiện cáo vẫn chưa  dứt
Vậy thì thử hỏi: Trong trường hợp này chị công nhân vệ sinh nhắm mắt, hay chính giám khảo và thanh tra mới là người nhắm mắt?

Nguồn blog thắng xòe


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

ĐÀO NGỌC SÀM CHI DIỆN ĐÃ ĐẨY BÀ HẰNG VÀO TRẠI...


Hồ thu Hồng TBT báo thể thao t/p HCM


Trích đoạn dưới đây lấy từ blog bà Hồ thị thu Hồng tổng biên tập báo thể thao t/p Hồ-chí-Minh .Không rõ "ĐÀO NGỌC SÀM CHI DIỆN" là ai?

Xem Blog bà Thu Hồng Tại đây

*** Mình
  có một niềm tin rằng, duy nhất chỉ có  Hằng yêu nước Hồ Gươm không nhìn trước được cái kết cục hôm nay. Nhìn  nàng đóng bộ áo dài trong tiết tháng 7 Hà Nội đi biểu tình, sửa sai lại hình ảnh tục tĩu ở một clip trước đó, thấy tội nghiệp không thể tả được. Mình cũng tin rằng Đào Ngọc Sàm Chi Diện, những kẻ gián tiếp đẩy Hằng vào trại giáo dưỡng, đang núp sau váy Hằng trực chờ bất cứ hành động tự cứu mình nào của Hằng, để bám ăn theo.

Buồn cười, chú Hồ Gươm bên Dân luận phán, thị Beo trong một entry gần đây gợi ý kịch bản Hằng lên TV nhận tội để được tha. Hàng ngày, trong nước có hàng trăm, không, hàng ngàn vụ gây rối trật tự công cộng. Đĩ điếm đánh nhau giành mối khách nhậu xỉn đập làng phá xóm…Ghép chung với những tội ấy, Hằng tuổi gì số má mấy để được lên TV.

Mình chưa kịp viết, có bác đã viết thay hệt suy nghĩ của mình,  cũng trên Dân luận. Bác ấy đưa ra lời khuyên thế này cho con trai Hằng. Cháu có vào thăm mẹ thì hãy khuyên mẹ:
1- Hủy hợp đồng ủy quyền với LS Hà Huy Sơn và thuê LS khác; Yêu cầu ông LS khác này phải tiếp cận hồ sơ, nghiên cứu kỹ hồ sơ rồi trao đổi kỹ với mẹ cháu trước khi quyết định các bước tiếp theo.
2- Đề nghị ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho gặp trực tiếp để đối thoại theo điều 37 Luật Khiếu nại- Tố cáo. Tại cuộc đối thoại này, ông luật sư mới cũng có quyền tham dự. Cháu Nhân hãy khuyên mẹ và ông LS mới này: Hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh, văn minh trong khi đối thoại.

Điều 1 không khó. Điều 2 cũng không khó. Trong hai ông  lãnh đạo Hà nội, ông Thảo là người  khá cởi mở và chân thật, không xảo ngôn mị dân. Việc bảo Hằng giữ thái độ văn minh khi đối thoại, cũng không khó nốt vì nó chỉ phải cố gắng ngang việc mặc áo dài.

Cái khó nằm ở đây: làm sao cắt đuôi được đám ăn theo Đào Ngọc Sàm Chi Diện, trong cuộc gặp ấy.

Cá nhân Hằng, phải trả giá cho những ảo tưởng của mình. Và con cái Hằng là người  gánh chịu thiệt thòi nhất cho hành động mông muội ấy.
___________

Xem thêm cái dưới này của Thu Hồng cho rằng vụ cờ 6 sao là bới cứt tìm giòi- gốc ở đây

Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Việt Nam vừa rồi, cờ lục tinh đã được sử dụng. Một làn sóng công kích lá cờ này tấp nập khắp nơi, từ BBC trở đi. Ai cũng cho rằng ngôi sao to trên cờ VN đã biến thành ngôi sao nhỏ thêm vào lá cờ TQ. Tại sao không nghĩ rằng ngôi sao to của VN đã đẩy ngôi sao vừa của TQ xuống? Sao không diễn giải ý nghĩa của lá cờ như sau: “VN là một mắt xích quan trọng trong khu vực, nếu không làm vừa lòng VN, con đường vươn ra biển lớn của TQ sẽ khốn đốn. Do đó ngũ tinh của TQ phải nâng độc tinh của VN ở trên”.

Người VN nhạy cảm với TQ không có gì sai, nhưng nhạy cảm trong tâm thế nhược tiểu và bi kịch hóa thì chẳng có gì sáng sủa cả.

Đất nước VN muốn thoát khỏi nỗi nhục nhược tiểu thì từng con người phải tự thoát ra khỏi cái tâm thế nhược tiểu khốn nạn trong chính bản thân và đừng bao giờ tự khinh bỉ và hạ thấp mình nữa.

Phần này copy của  TRUONG THAI DU. Cờ lục tinh còn xuất hiện ở Pakistan khi đón Hồ Cẩm Đào và ngay cả trong sách giáo khoa cho mẫu giáo ở Trung quốc. Cái này bạn GIAO sưu tầm.

Nói như chú Du  sang trọng quá và làm như chú Giao kì công quá, Beo gọi đơn giản cái đám thất nghiệp nhao nhao trong vụ cờ ngũ lục tinh này là: lũ bới cứt tìm giòi.





SỰ THẬT TRẦN TRŨI CỦA BẮC TRIỀU TIÊN

Bài viết có trên mạng nhưng không rõ tác giả,không rõ xuất xứ từ nguồn nào,cũng không có một tiêu đề gốc,nhưng đọc thì biết được rất nhiều về sự thật của Triều tiên.Tựa đề là của chủ blog đặt và cóp từ trên mạng

Không tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại.Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.

Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.

Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.

Ở Hàn Quốc còn có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên thế giới, nhưng mà không thể tìm thấy một thứ đồ dùng gì của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đã mang theo tất cả những tinh hoa của đất nước. Vì vậy, khi ông Kim Châng In lên thay, đã không lãnh đạo được, để dân chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hãng thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã để dân chết đói đến 2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà một nước XHCN đã để cho dân chết 2,8 triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đã nói với tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta không đi. Tại sao tôi biết, vì khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc sách, tôi mới thấy rõ ràng là có con đường khác mà lãnh tụ của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.

Theo bản đồ thì Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đã công bố Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.

Vị trí địa lý chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính vì thế mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhân dân, hay là ý muốn của Ban Lãnh đạo, mà nó còn phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.

Như các đồng chí đã biết trên thế giới có 3 loại nước bị chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam đã thực hiện được thống nhất đất nước theo kiểu của ta. Đông Đức thì thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo kiểu này thì họ không thể cáng đáng nổi, vì Đông Đức ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi sáp nhập thì Tây Đức đã thấy đây là một gánh nặng đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức vẫn còn tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu thống nhất như kiểu Tây Đức thì không kham nổi, tức là phải cõng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để đặt xuống dắt ông ấy đi. Tính đến bây giờ về tiềm lực kinh tế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001 đã là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu, đầu tư vào Bắc Triều Tiên, vì đằng nào cũng phải đầu tư ra nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một tiếng nói thì hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn thì may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi còn rất lâu dài.

Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh bạo lực thì Hàn Quốc không muốn vì thấy cái giá phải trả nó đắt quá.

Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc. Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đã hỏi Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên thì không dùng biện pháp chiến tranh vì nó rất đắt”. Đại ý nói như vậy.

Hàn Quốc cũng không muốn như vậy vì đất nước đã phát triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.

Vậy thì phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70 năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế thì Hàn Quốc gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu.

Lãnh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In (Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò đối ngoại như nguyên thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như Trình quốc thư, ký giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ký.

Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội. Ông này chẳng khác gì ông từ giữ đền. Hôm nào họp thì ông trải chiếu, giống như Văn phòng của ta. Danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền thì không có. Tất cả thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. Còn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì không có gì đáng nói.

Chế độ của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán, gia đình trị. Phong kiến vì lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đã mất đầu rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại thì không bao giờ tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2 loại ảnh thì hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một. Tệ sùng bái này bây giờ vẫn còn nặng nề vô cùng. Trung Quốc hiện nay đã bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch Đông. Thời Kim Nhật Thành còn sống, khi anh chị em gặp nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đã đọc trước tác Kim Nhật Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe thì sau đấy rất phiền toái. Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.

Học sinh trung học, cấp 2, cấp 3 hay Đại học thì không có lúc nào được phép ngồi để suy nghĩ. Vì ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao mình khổ, tại sao bố mẹ mình lao động 12 tiếng một ngày mà vẫn nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa xong thì ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành). Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghỉ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con vì sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về thì con đã đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xã hội rất nặng nề. Các nước phương Tây gọi xã hội này là binh doanh xã hội, tức là trại lính. Mới nhìn vào thì thấy xã hội rất quy củ, nền nếp, nhưng đi sâu vào thì thấy nó nặng nề lắm. Có một ông Đại sứ Angiêri khi mới sang có nói một xã hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh thì đẹp đẽ, con người thì nền nếp – ông được đi tham quan, dự tiệc tùng. Một tháng sau, sau khi trình quốc thư thì ông bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xã hội kỳ dị như thế. Mùa đông thì không có lò sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là phải về, nếu lâu một chút là đau đầu gối, ngồi lâu thì đau lưng vì lạnh quá.

Đến tháng thứ hai thì ông ta chửi thậm tệ: Tại sao một xã hội để cho dân khổ thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu, nhiều cái rất vô lý.

Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần thì thấy rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra thì chán lắm. Tôi đã ở bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ còn mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi thì không còn nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về sứ quán chia cho anh chị em theo đăng ký của từng người, từng gia đình, còn lại Sứ quán dùng để chiêu đãi hoặc tiếp khách.

Có lần phòng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3 tiếng mà không mua được vì các cửa hàng đều không có.

Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu có qua Bình Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đình muốn chụp một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa hàng chỉ còn 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một cửa hàng còn 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ rum, phòng chụp thì bé, người thì nhiều nên chụp không đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ gì.

Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang 5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông Kim Nhật Thành – thì rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó đã tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô Bình Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ, thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, vì trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh, thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi, đến khi đi vệ sinh xong thì không có nước để dội. Gọi người phục vụ thì họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở phòng khác để dùng.

Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại thì nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong bì. Từ 16 giờ hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường kỳ kháng chiến”.

Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc thì mất điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.

Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có; ra đường không có điện đóm gì, tối như bưng, thỉnh thoảng có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô có chỗ vẫn có điện. Ở ngã tư nào có ảnh của ông Kim đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy thì có điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, còn chung quanh tối bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, vì riêng mặt ông ấy sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh mấy cân tôm khô, chứ sống thế này thì khổ quá.

Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt Nam đã giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch nói: “Tôi đã chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi đã thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đã gần 20 năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem. Cho nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa cải cách thì hộp đen dần dần hé mở thì các bí mật trong đó sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. Vì sao vậy?

Năm 1996, ông Bí thư Trung ương Đảng Bắc Triều Tiên đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Bắc Triều Tiên sang dự Đại hội lần thứ VIII Đảng ta (1996). Đến 1997 thì ông ấy đào tẩu sang Hàn Quốc. Ông ta là một trí thức lớn, hiểu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Ông là cha đẻ ra tư tưởng chủ thể Kim Nhật Thành. Ông ấy lại bỏ đất nước ra đi. Ông cho rằng: Tôi phải ra đi để nói cho mọi người trên thế giới rằng: cái chế độ này không thể tồn tại, phải tìm ra một cách đi khác cho đất nước này, xã hội này. Chế độ của Bắc Triều Tiên là một chế độ rất hà khắc. Nếu những bí mật của chế độ Bắc Triều Tiên được hé mở ra, thì người ta sẽ thấy nó tàn ác và vô nhân đạo hơn cả chế độ Pôn Pốt ở Campuchia.

Các nhà tù, khu biệt giam ở biên giới được mở rộng nhiều. Trước đây chỉ có ở 2, 3 tỉnh. Sau này phát triển ra mấy chục cái trại ở nhiều tỉnh. Các trại này là một khu rộng lớn, trong đó đầy người như khu biệt xứ ở Sibêri ngày xưa ở Liên Xô.

Thí dụ: Có một ông đang làm Thủ tướng. Bẵng đi một thời gian không thấy tên trên báo chí. Sau đã thấy ông ấy đang ở trên biên giới làm giám đốc lâm trường khai thác gỗ ở biên giới. Cái lệ sùng bái lãnh tụ trở thành một cái bắt buộc để sống. Cho nên ai cũng phải học trước tác, ai cũng phải sùng bái. Hỏi trẻ con về những danh nhân trên thế giới, ông Mác, ông Lênin đều không biết, chỉ biết mỗi ông Kim Nhật Thành thôi. Hỏi về trước tác, chương mấy, điều bao nhiêu nói về thiếu nhi thì các cháu đọc luôn, thuộc lòng.

Ở Bắc Triều Tiên bây giờ có việc mua được một cái đài hay một cái dàn điện tử về, thì Hải quan giữ, cắt hết các sóng ngắn, để khi bật lên chỉ nghe thấy tiếng Kim Nhật Thành nói thôi, không phải dò sóng gì cả. Ở bên đó chỉ có một đề tài là ca ngợi Kim Nhật Thành, khi bật Tivi lên là thấy hai cha con. Phim truyện thì cũng chỉ có một đề tài ca ngợi hai cha con Kim Nhật Thành, không có một đề tài nào khác. Thí dụ: Hai anh chị yêu nhau, nhưng khi đến lúc gay cấn nhất thì lại nghĩ đến ông Kim Nhật Thành. Gần đây nhất có một cô giành được giải nhất về Maratông quốc tế. Phóng viên có hỏi: Chị nghĩ như thế nào trong quá trình tập luyện để đạt được giải. Chị trả lời: “Tôi vừa chạy vừa nghĩ đến Tướng quân Kim Châng In nên đạt được thành tích như vậy”. Tất cả xã hội gần như phải bắt buộc theo một quy chuẩn, bắt buộc tư tưởng người ta phải suy nghĩ như vậy không được suy nghĩ gì khác, mà việc này đôi khi nó cũng có hiệu quả. Thí dụ như trên báo của Đảng đến ngày sinh của ông Kim Châng In là ngày 16 tháng 2 thì năm nào cũng có một bài nói về các hiện tượng kỳ thú, kỳ lạ của tự nhiên như tự dưng trời quang mây tạnh thì có một cầu vồng đôi, hay là tự dưng thấy có bông hoa lan nở hoa trái vụ, hay là tự dưng trên các cây ở hai bờ sông Đại Đồng lại có cò trắng bay về. Trên báo Đảng có những bài mang tính chất mê tín dị đoan, mỵ dân như vậy. Việc chi phí vào tệ sùng bái cá nhân này cũng lớn lắm. Theo lịch sử chính thống thì ông Kim Châng In sinh ở núi Bạch Đầu Sơn. Núi Bạch Đầu Sơn cách thủ đô hàng mấy trăm ki lô mét, đèo heo hút gió, không có người ở trên đó thế mà cũng mang pháo hoa lên trên ấy bắn để ca ngợi ông Kim Châng In.

Ngày sinh của ông Kim không phải là ngày 16 tháng 2 năm 1942 như lịch sử bây giờ, ông Kim sinh năm 1941 ở Viễn Đông – Nga. Hiện có rất nhiều tài liệu mà Hàn Quốc đã công bố. Ở ngay Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử của Triều Tiên. Ngay cô dâu Việt Nam cũng nói: Ngày sinh của vị lãnh tụ của chúng tôi cũng bị hoán cải đi, bóp méo sự thật. Lãnh tụ sinh năm 1941 ở Liên Xô lại nói sinh năm 1942 ở núi Bạch Đầu Sơn như thế là không đúng. Qua đó ta thấy xã hội không theo một quy chuẩn nào cả, quy chuẩn đạo đức cũng không phải, quy luật phát triển của lịch sử nhân loại cũng không phải.

Cả thế giới người ta đang cách mạng xanh, cách mạng tin học, nhưng Bắc Triều Tiên cứ lục cục sản xuất tên lửa để đi đánh nhau. Nhân dân đều biết nhưng không dám phản đối, vì mới nho nhoe thì đã bị túm rồi. Thủ đô Bình Nhưỡng hiện nay như một ốc đảo. Các tỉnh xung quanh Thủ đô thì rất khổ, rất nghèo, đói rách triền miên. Riêng Thủ đô vẫn rất sạch sẽ và cung cấp cho nhân dân vẫn tương đối đầy đủ, khoảng 400 gram lương thực trong một ngày, còn các chỗ khác chỉ khoảng 250 đến 300 gram, tùy từng vùng. Ở Thủ đô chỉ có gạo thôi, còn thức ăn không có mấy. Thực hiện chế độ bao cấp toàn bộ, tất cả quần áo của cán bộ công nhân viên ở trong thành phố do Nhà nước cấp phát. Ở trường học cấp phát đồng phục. Nhân dân được cấp phát theo chế độ cán bộ này, cán bộ kia. Cho nên nhân dân ăn mặc tươm tất, không có quần áo rách. Thủ đô là ốc đảo vì xung quanh các cửa ô của thủ đô có các quân đoàn quân đội đóng, có trạm gác. Ai ra vào đều bị khám xét rất kỹ, không có lệnh không được vào, không được ra. Có những người ở tỉnh ngoài làm việc ở Thủ đô cũng không được về thăm gia đình, quê hương. Ra khỏi thành phố là phải có giấy phép rất đặc biệt. Vào thành phố phải là những đợt được các tổ chức đoàn thể của Nhà nước cử đi họp, học tập mới được về, không có chuyện vào thăm hay vào chơi trong thành phố.

Tôi xin kể lại chuyện chị người Bắc Triều Tiên đã lấy chồng Việt Nam vừa qua. Chồng chị là anh Cảnh, hiện là huấn luyện viên đội môtô – xe đạp của Sở TDTT Hà Nội – Năm1967, anh được cử sang học ở Triều Tiên. Năm 1968-1969 anh đi thực tập ở một nhà máy, anh yêu chị công nhân Triều Tiên. Vì lúc đó quy định của Nhà nước ta là đi học không được phép yêu đương người nước ngoài. Song hai bên vẫn cứ hẹn hò, chờ đợi cho đến bây giờ. Khi có những đoàn đại biểu cấp cao đi thăm Triều Tiên thì anh lại gửi đơn cho Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị tác động với Triều Tiên để được lấy nhau.

Năm 2001, Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Bắc Triều Tiên, anh Cảnh lại gửi thư nhờ Chủ tịch nước tác động với Chính phủ Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 2001 đặt vấn đề. Tháng 8 năm 2001 Quốc hội Triều Tiên họp đã thông qua cho phép chị lấy anh Cảnh. Nhưng vẫn giữ quốc tịch Triều Tiên. Chị sinh năm 1948 – anh Cảnh sinh năm 1949. Anh Cảnh có bố công tác ở Bộ Ngoại giao, anh là con một. Đây là thắng lợi về mặt chế độ. Hôm nhận được lệnh đi, Công an mang một xe tải đến đón chị (bên đó không có xe con), trên đó có một ghế băng. Chị nói chị không đi, dù có chết cũng không đi. Vì chị nghĩ gia đình chị có mấy tội: một là ông bố định bỏ đi miền Nam từ năm 1960, tức là tội bất trung với Đảng, là một tội nặng nhất; hai là bản thân chị lại yêu một người nước ngoài, tức là không trung thành với lãnh tụ. Với những tội đó chắc là bị đưa đi xét xử, do vậy chị nhất quyết không đi. Khi công an nói đó là lệnh của Lãnh tụ, chị phải đi. Khi xe đến biên giới của Thủ đô thì bị ách lại. Sau đó phải điện cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cho xe con ra đón, đưa chị vào một khách sạn, lúc đó chị mới tin là còn sống. Sau đó họ tổ chức lễ cưới cho chị ở Triều Tiên, chụp ảnh để lại cho gia đình. Khi sang đây chị kể lại chuyện mẹ chị bị chết đói cách đây mấy năm vì thương con không có gì ăn nên đã nhường lại cho con ăn. Những nơi mà ngày xưa các anh ấy đến học tập, thực tập thì bây giờ không còn gì nữa, chỉ còn lại là đồi trọc, vì không có gì để đun, nên mọi người đến đó chặt hết. Nhà máy phân đạm mà ngày xưa anh Cảnh đến thực tập và chúng tôi yêu nhau, do không có điện nên đã tháo dỡ hết phụ tùng máy móc để cho vào lò đúc thép. Bây giờ ở đó rất buồn tẻ, con người thì bạc nhược. Nếu so sánh với miền Nam Triều Tiên vào năm 1953, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc thì miền Bắc Triều Tiên có nhiều ưu thế hơn vì miền Bắc có nhiều khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên nhiều, các ngành khai thác đó Nhật bóc lột vơ vét đều tập trung ở miền Bắc như thép, than. Khi Nhật thua rút đi, miền Bắc tiếp thu được. Trong khi đó ở miền Nam thì không có gì. Miền Nam chủ yếu là đồng bằng, nông nghiệp là chính. Nếu tính thu nhập đầu người ở Hàn Quốc năm 1962 mới chỉ có 62 USD/đầu người. Đến năm 1996 thì tổng thu nhập bình quân đầu người đã lên đến 11.000 USD/ người, đứng thứ 11 thế giới. Đến 1997 bị khủng hoảng tài chính nên tụt xuống một chút. Mấy năm sau lại hồi phục được, bây giờ được đánh giá đứng thứ 12 thế giới. Qua đó ta thấy được đường lối chỉ khác nhau một chút kết quả thu được đã tất khác nhau. Hàn Quốc thực hiện đường lối dựa vào ô quân sự của Mỹ, cho Mỹ đóng quân ở Nam Triều Tiên khoảng 37.000 quân, gần 100 căn cứ để rảnh tay đi vào sản xuất kinh tế, buôn bán, sản xuất công nghiệp. Trong khi đó thì Bắc Triều Tiên tập trung vào công nghiệp quốc phòng rất tốn kém, không còn đủ tiềm lực để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Trong khoảng 14 năm (1962-1975), dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Pắc Chung Hy, Hàn Quốc đã khôi phục đất nước xong, sau đó tiếp tục phát triển rất nhanh đã trở thành một con rồng ở khu vực này. Tổng sản phẩm quốc dân đạt 400, 500 tỷ đô la, thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng của 10.000 USD/người (11.400 USD).

Con đường phát triển định hướng được đúng thì đi càng nhanh, đất nước càng phát triển được. Nếu định hướng sai, đi càng nhanh càng chết. Ta hình dung Nam- Bắc Triều Tiên như cái kéo, càng đi càng xa nhau, riêng nói về kinh tế chứ chưa nói về các chế độ khác. Khoảng cách chênh lệch giữa hai miền càng ngày càng xa nhau. Mấy năm gần đây Bắc Triều Tiên toàn phát triển trên con số không. Từ 1994-1998 có năm bị âm đến 3,7%. Còn bình thường cứ âm từ 2% hoặc 3%. Trong khi đó mặc dù Nam Triều Tiên bị mắc vào khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng đã bứt lên rất mạnh. Tinh thần dân tộc rất cao. Riêng về kinh tế khi đất nước lâm nguy, người dân sẵn sàng tập trung toàn lực mang vàng, bạc góp cho Nhà nước để cùng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.

Ngược lại ở miền Bắc, do đường lối kinh tế xác định không được chính xác, càng ngày càng lún sâu vào khó khăn. Như các đồng chí đã biết mạnh vì gạo bạo vì tiền, khi đã nghèo thì hèn, khi đã không phát triển thì cảm thấy xấu hổ, không dám nói với ai. Tôi lấy ví dụ: Ngoại giao hay dự các buổi gặp mặt, tiệc tùng. Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao của Hàn Quốc gặp mọi người tay bắt mặt mừng, gặp gỡ trao đổi với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa… Nhưng với Bắc Triều Tiên chỉ đứng một xó, không dám nói chuyện với ai và cũng không có chuyện gì để nói. Gặp cán bộ ngoại giao chúng tôi, là những người chí thân, nhưng cũng không biết nói chuyện gì và cũng không có đề tài gì để nói cả.

Tôi đã kể một số sự kiện vụn vặt để các anh hình dung. Tôi cũng không áp đặt bảo đây nó là cái gì, mà để các anh tự đặt cho nó một cái tên.

Đảng của bạn có tên chính thức là Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 do ông Kim Nhật Thành tập họp một số lực lượng chống Nhật. Quá trình thành lập Đảng cũng nan giải lắm, đánh nhau ghê gớm. Khi nói về lãnh tụ Đảng này, rất nhiều báo chí phương Tây đăng ảnh Kim Nhật Thành. Để thành lập được Đảng, Kim Nhật Thành đã phải trừ khử không biết bao nhiêu là bạn thân, chiến hữu mới lên được chức, thành lập được Đảng. Chính vì thế mà có nhu cầu đặc biệt là phải sùng bái cá nhân. Tại sao phải sùng bái vì cái gì mà người ta phải bắt người khác ca ngợi thì không phải cái ấy nó tốt, nó đẹp, mà là nó yếu. Do đó phải phát động cả dân, huy động không biết bao nhiêu tiền bạc, của cải vật chất, tinh thần, thời gian, sức lực của cả dân tộc. Ở Bắc Triều Tiên khi cần huy động một lực lượng quần chúng độ một triệu người thì chỉ cần một tiếng đồng hồ đã đứng suốt dọc đường vẫy cờ, mặc áo dài đẹp từ sân bay về đến Nhà khách chính phủ để đón một vị khách nào đó của nước ngoài. Qua đó thấy được một chế độ rất bao cấp và do nhu cầu chính trị nên nó phải lên gân cốt để tạo cho mình một thế vững mạnh.

Riêng về đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên có rất nhiều cách tranh luận. Về lịch sử, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô ép được quân Nhật rút khỏi Triều Tiên và giải phóng được Triều Tiên. Phía Nam, Mỹ vào giải phóng quân Nhật, phía Bắc Liên Xô vào giải giáp. Theo hiệp định Giơnevơ ký năm 1945, đến năm 1947 thì Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đến năm 1948 không thống nhất được, nên mỗi bên thành lập một Nhà nước riêng của mình. Miền Bắc do Kim Nhật Thành đứng ra thành lập nhà nước. Trong quá trình hoạch định ra đường lối phát triển cách mạng của Đảng, cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, quá trình xây dựng CNXH cũng có rất nhiều khó khăn. Sau đó quyết định khởi sự cuộc chiến tranh, gọi là Nam tiến. Vấn đề này còn rất nhiều bàn cãi. Có người nói Bắc Triều Tiên tấn công vào miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952-1953; có người thì nói là do Mỹ và Nam Triều Tiên Bắc tiến. Gần đây, nhiều tư liệu được tiết lộ ra là phía Bắc tấn công phía Nam trước. Có nhiều lập luận để chứng minh, tài liệu bí mật ở Mátscơva tiết lộ bằng giấy tờ chứng minh lúc đó Bắc Triều Tiên đã xin phép Liên Xô và bàn với Trung Quốc, sau đó tấn công. Cũng có người chỉ qua suy luận cũng đoán được rằng Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh nổ ra. Ba ngày sau, quân của Kim Nhật Thành đã ào ạt tiến vào giải phóng hơn một nửa Nam Triều Tiên. Sau 4, 5 ngày chỉ còn tỉnh Bu San, là tỉnh bé tí ti ở phía Tây Nam. Điều đó chứng tỏ phải có sự chuẩn bị từ trước. Mỹ đứng ra cáng đáng cho Nam Triều Tiên, Mỹ đề nghị Hộ đồng bảo an Liên hợp quốc họp. Mỹ xin được quân của Liên hợp quốc. Quân của Liên hợp quốc đã giúp Nam Triều Tiên để chống lại Bắc Triều Tiên, thì phải có lý do gì đó. Qua 2 ví dụ đó, người ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu cũng có thể suy luận được rằng miền Bắc tấn công miền Nam.

Thế của Nam Triều Tiên lúc đó cũng giống như thế của Đài Loan với Trung Quốc. Họ chưa có tham vọng quay trở lại để giải phóng cả đất nước.

Đường lối giải phóng Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên không được suôn sẻ. Khi quân của Liên hợp quốc tấn công trở ra, toàn bộ quân miền Bắc bắt buộc phải hậu thoát lui về phía Bắc, tận Ap-Lục giáp với Trung Quốc. Sau đó tràn trở xuống và giữ đúng vĩ tuyến 38 như hồi đầu chiến tranh, chết rất nhiều quân, nhiều tướng tài.

Đường lối đấu tranh thống nhất của Đảng có rất nhiều nan giải, vì khi rút khỏi miền Nam thì đã rút toàn bộ quân đội và những cơ sở cách mạng vốn đã có ở miền Nam. Cuối cùng ở miền Nam là khu vực rất trống, không còn một cơ sở hạt giống cách mạng nào, không giống như cuộc cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam. Cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam đã tác động rất nhiều vào đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên. Nhiều người thấy rằng việc đánh tràn vào Nam Triều Tiên năm 1950 là rất khó khăn mà phải theo kiểu Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam tự phát động, miền Bắc ủng hộ, trong đánh ra ngoài đánh vào mới giành thắng lợi. Chính vì thế mà đã gây ra các cuộc tranh cãi và thanh trừng nội bộ Đảng rất gay gắt. Bao nhiêu người đã từng có tư tưởng mới và đã sang Việt Nam để học tập về đều bị thanh trừng hết, có đợt thanh trừng 6, 7 cán bộ cao cấp của quân đội, của Đảng. Cho nên trong nội bộ Đảng có rất nhiều rạn nứt trong việc đấu tranh thống nhất nước nhà thời gian đầu.

Về đường lối xây dựng kinh tế, cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng trong Đảng cũng rất nhiều tranh cãi và phe của Kim Nhật Thành vẫn là phe thắng. Ông Kim đã gạt bỏ những người có tư tưởng cho là hữu khuynh, không nhìn rõ kẻ thù, ảo tưởng về hòa bình. Đảng kiên quyết phát triển công nghiệp nặng, sau đó mới đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, do đó rất tốn kém tiền của, vì thế mà sự tin tưởng của nhân dân ở Đảng ngày càng giảm. Cũng chính vì đường lối phát triển không hợp lý, do vậy không thể thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Kim Nhật Thành là “Toàn dân được ăn cơm trắng và chan canh thịt” cho đến tận bây giờ. Về mặt tổ chức của Đảng cũng không hoàn chỉnh. Trước năm 1980 thì cứ 5 năm đại hội Đảng một lần. Nhưng từ Đại hội VI (10/1980) đến nay – 23 năm không họp Đại hội Đảng. Vậy các chi bộ sinh hoạt kiểu gì? Bầu bán ông Kim lên làm Tổng bí thư như thế nào? Đó là chuyện rất lạ.

Quá trình đưa ông Kim con lên làm lãnh tụ, sẽ nói sau. Riêng chuyện bầu ông làm Chủ tịch Đảng là cách làm rất độc đáo, không có Đảng nào làm như thế cả. Theo như báo Đảng cho biết, ông Kim sinh hoạt trong một chi bộ, được chi bộ suy tôn lên làm Tổng bí thư. Một người có ý kiến như vậy, chả ai dám phản đối cả. Ai mà phản đối là phải rút thẻ Đảng ngay. Cuối cùng cả chi bộ phải đồng ý. Chi bộ báo cáo lên Đảng ủy khu. Đảng ủy khu lại phổ biến cho các chi bộ khác. Cũng không có chi bộ nào dám phản đối cả, cứ theo vết dầu loang đó, cả nước suy tôn ông Kim Châng In làm Tổng bí thư của Đảng, không có một cái phiếu bầu, không có một cái biên bản, không cần có một Đại hội nào cả. Tự dưng ông làm Tổng bí thư, kỷ luật Đảng, tổ chức Đảng không chặt chẽ, theo một sự duy ý chí. Tất nhiên là ông ấy đã bật đèn xanh cho một tay nào đó làm. Bên trong thì không ai có thể hiểu được, nhưng hình thức bên ngoài thì là chuyện có thật, viết ở trên báo.

Quá trình lên nắm chính quyền của Kim con là do Kim Nhật Thành (Kim bố) chọn làm người thừa kế.

Về gia đình của Kim Nhật Thành: Bà vợ trước có 3 con trai. Kim Châng In là thứ 3. Ông rất lười học, chỉ thích chơi. Ông đã phá không biết bao nhiêu xe Mercedes của bố. Ông tập cả lái máy bay phản lực, tập cả phi ngựa. Nhìn ảnh ông thì ta thấy rất xấu tướng, bẩn tướng, tóc lúc nào cũng dựng ngược lên, môi thì thâm như có bệnh tim, da dẻ thì xỉn. Cho nên mỗi khi ông xuất hiện, các phóng viên ảnh thi nhau chụp và tập trung chụp vào cái môi để chứng minh là ông ta có bệnh tim. Chỉ được cái Kim con rất hăng hái với phụ nữ. Các cô diễn viên điện ảnh xinh xinh, đẹp đẹp là được tướng quân “chỉ đạo” tại chỗ, nhiều lắm. Tại sao tôi nói vậy, vì từ thời anh Nguyễn Văn Trọng, phó ban đối ngoại Trung ương Đảng làm Đại sứ ở bên ấy, có một cô con gái học ở Trường Đại học Kim Nhật Thành có mấy bạn gái người Triều Tiên rất xinh. Một cô đã nói với con gái anh Trọng: Làm con gái đẹp ở Triều Tiên nhục lắm. Tao đã bị tướng quân đưa lên “chỉ đạo” ở trên đó một đêm. Giờ tao chỉ muốn chết. Chỗ nào có bông hoa đẹp là ông ấy hái ngay.

Bà vợ hiện nay của ông Kim Châng In cũng là một diễn viên điện ảnh. Bà này đã có chồng, có con rồi. Ông Kim thích, thế là bà ta dứt khoát bỏ chồng để lấy ông Kim Châng In.

Nói rộng ra thì Kim Nhật Thành cũng thế. Bố nào con nấy. Trong nhà Kim Nhật Thành có cái bể tắm bát tiên, bể tắm lục tiên, tức là 6 hoặc 8 cô gái trẻ cùng tắm với ông ta. Về sau khi tuổi già, bác sỹ riêng của ông ta luôn luôn phải thay máu của ông ta bằng máu của các cô gái trẻ. Vì máu là cái quyết định sinh khí của con người, máu đó sẽ quyết định anh già hay trẻ, thay được máu trẻ vào thì khả năng sống và sức trẻ của con người sẽ rất tốt và mạnh mẽ hơn. Vì vậy cứ định kỳ là thay máu để kéo dài tuổi thọ. Thứ hai là tại sao lại bắt 8 cô, 6 cô cùng tắm với ông ta, vì để trao đổi iông giữa người già và người trẻ, sẽ tăng cường sức trẻ của người già. Kim con được chọn là người thừa kế duy nhất và đã được Kim bố chuẩn bị rất chu đáo. Khi còn sống Kim bố đã tuyên bố: “Tôi sẽ chọn đồng chí Kim Châng In làm người thừa kế, vì tôi thấy đồng chí Kim Châng In có rất nhiều phẩm chất và năng lực công tác, đạo đức cách mạng, có nhiều khả năng thay thế tôi làm việc, cho nên tôi tin rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ủng hộ để đồng chí Kim Châng In làm việc”.

Vì vậy khi Kim Châng In lên là nghĩ ngay muốn giữ gìn được an ninh chính trị phải nắm được 3 lực lượng: một là quân đội để có sức mạnh trị vì đất nước; thứ hai là lực lượng an ninh để phát hiện được những chỗ hỏng hóc trong xã hội để chấn chỉnh, để dẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nắm được lực lượng trẻ, đó là lực lượng thanh niên. Nhưng khi lên nắm quyền thì mạnh nhất là nắm được quân đội và một nửa thanh niên. Còn an ninh thì không nắm được. Ông ta nghĩ rằng cũng như các thời đại vua chúa khác, không có quân mạnh thì không trấn yên được bờ cõi, không dẹp được loạn trong nước. Vả lại quân đội là loại nước sông công lính, tuyển vào không phải trả lương, bắt đi lao dịch ở đâu là phải đi. Cho nên rất nhiều công trình lớn của Triều Tiên phần lớn đều do lực lượng quân đội làm, kể cả đập chắn nước lớn bên bờ biển Tây. Thời hạn nghĩa vụ của Bắc Triều Tiên hiện nay tăng từ 7 năm lên 14 năm. 14 năm thì coi như hết cả đời thanh xuân của họ.

Quá trình đưa Kim Châng In lên nắm quyền (1975) trong nội bộ Đảng đã có rất nhiều thắc mắc. Những năm đó số cán bộ cốt cán của triều đình còn rất nhiều, về tuổi đời, năng lực làm việc, công lao với cách mạng rất lớn. Thế mà lại đưa một anh còn trẻ măng mới học trong trường – khoa kinh tế – để thay thế, không khỏi có nhiều người phản đối. Vì vậy muốn duy trì được ý định của mình, Kim Nhật Thành phải thay đổi rất nhiều cán bộ để duy trì chế độ cha truyền con nối.

Khi ông Kim Nhật Thành chết đột ngột ngày 8 tháng 7 năm 1994, người ta tưởng đây là cơ hội thuận lợi để ông Kim con lên nắm tất cả các chức quyền trong Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Nhưng đến tháng 5 năm 1998, tức là 4 năm sau Quốc hội mới họp, lúc đó ông Kim Châng In mới lên nắm các chức vụ Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 thì Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ quyền hành kể cả về Đảng lẫn chính quyền trong đất nước. Người làm Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ các quyền, kể cả quyền phát động chiến tranh. Như vậy ông Kim con đã giữ hai chức vụ to nhất của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, toàn Đảng, toàn dân Triều Tiên suy tôn đồng chí Kim Nhật Thành làm Chủ tịch nước vĩnh viễn của Nhà nước Triều Tiên, không có ghế Phó chủ tịch nước. Kim con cũng muốn giữ chức vụ chủ tịch nước nhưng trong quá trình đấu đá nhau không thể ngồi được, nên quy cho ông Kim bố làm chủ tịch vĩnh viễn, mặc dù ông ta đã chết, đang nằm dưới đất. Như vậy không ai nhảy được vào chiếc ghế này. Như vậy, tất cả các quyền hành đều nằm trong tay Kim con. Cho nên có chuyện vui khi ông Đại sứ Bắc Triều Tiên sang nhậm chức tại nước ta năm 1997, trình quốc thư: Trong thư trình thì người ký lại là ông Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã chết được 3 năm rồi. Bộ Ngoại giao ta không chấp nhận, đề nghị bạn về báo cáo, sau đó thông tin cho Việt Nam biết. Sau đó Bộ Ngoại giao bạn đề nghị ta chấp nhận vì nước bạn lúc đó chưa có chủ tịch nước chính thức nên cứ tạm thời để Kim Nhật Thành ký. Bạn cho biết một số nước khác đã chấp nhận như vậy. Cuối cùng Bộ Ngoại giao xin ý kiến Trung ương. Trung ương chấp nhận mặc dù người đã chết vẫn ký văn bản cho người đang sống. Qua đó ta thấy trong Đảng bạn cũng đấu tranh quyền lực ghê gớm lắm.

Khi Kim Châng In tốt nghiệp cấp III, ông có sang Liên Xô vào Trường Đại học Lômônôxốp tham quan. Sau đó ông ta về nước và nói học ở trong nước cũng tốt. Câu nói “học ở trong nước cũng tốt” của ông đã trở thành phương châm giáo dục của Bắc Triều Tiên. Từ đó trở đi không gửi lưu học sinh ra nước ngoài. Mãi gần đây có một số học sinh do các tổ chức quốc tế mời đi tham quan, hoặc đi du lịch 1, 2 tháng rồi về, nhưng thường không được trọng dụng. Phương châm giáo dục của Kim Châng In đưa ra là phải đào tạo trở thành những trung thần chỉ biết có trung thành với một lãnh tụ là Kim Châng In mà thôi.

Vấn đề tự hào dân tộc thì rất quá đáng. Lãnh tụ Kim Nhật Thành đã nói chỉ có đúng, chứ không bao giờ không đúng vì Hiến pháp năm 1998 sửa đổi đã ghi rõ đường lối kinh tế là theo đường lối Thanh Sơn Lý (Làng Thanh Sơn). Đường lối Thanh Sơn Lý do ông Kim Nhật Thành đề ra năm 1959. Đường lối này là Đảng lãnh đạo kinh tế, tất cả đảng viên tập trung vào thực hiện nghị quyết của Đảng về kinh tế. Bí thư chi bộ của làng đứng ra phân công lao động: Tổ này đi bới cỏ, tổ kia đi bắt sâu. 8 giờ ra đồng, đến 10 giờ giải lao 15 phút hát mấy câu, cờ lá chuối cắm khắp cả cánh đồng, đánh trống ầm ĩ. 11 giờ nghỉ về ăn cơm. Như vậy thì làm sao nông nghiệp phát triển được.

Thí dụ thứ 2: Năm 1999, anh Trần Văn Đăng sang thăm Bắc Triều Tiên, đi thăm rất nhiều nơi, có những tòa nhà diện tích mặt bằng 2000 m2 , cao 5, 6 tầng. Hỏi ai thiết kế. Họ nói chúng tôi thiết kế, xây dựng trong một năm. Đến đâu hỏi đều được bạn trả lời trong một năm. Đến tàu điện ngầm, anh Đăng hỏi: Ga tàu điện ngầm xây trong bao lâu. Họ lại nói trong một năm. Ở nhà máy sản xuất xi măng, máy móc đều nhập của Hà Lan, đều dán tem sản xuất tại Hăm Buốc (Tây Đức) và Hà Lan. Khi phóng viên hỏi họ nói chúng tôi tự sản xuất lấy. Trong khi đó các chuyên gia Hà Lan đang cầm máy bộ đàm để chỉ đạo sản xuất, lắp ráp. Họ vẫn bảo tất cả kỹ thuật của Triều Tiên. Chúng tôi thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành. Tất cả là theo đường lối chỉ đạo của Kim Châng In.

Ông Kim Châng In cũng rất thích có tiếng tăm. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên thế giới họp tại Bình Nhưỡng, ông chỉ đạo xây khách sạn Liễu Cảnh 105 tầng, hình tháp có 3 chân chĩa ra như đuôi của cái tên. Xây được một năm thì móng đã bị nghiêng. Báo chí ngày nào cũng đăng tin: Hôm nay xây được một tầng, hôm nay xây được hai tầng. Sau đó bỗng thấy báo chí im hẳn. Hóa ra móng nghiêng, không làm nữa. Đến bây giờ xi măng đã mọc rêu, trên đỉnh vẫn còn có cái cần cẩu để trên đó. Rất nhiều nước xin vào gia cố, nhưng họ không cho. Lãnh tụ đã làm, đã nói là đúng, có sai cũng để đấy thôi.

Hiện nay xã hội Triều Tiên nói Đảng là gì: Đảng là lãnh tụ, lãnh tụ là Đảng. Nhìn vào lãnh tụ là biết Đảng ra sao.

Về giáo dục của bạn là hình thức chủ nghĩa, hời hợt. Bạn đã biết trên thế giới đang phát triển về mọi mặt, nên bạn cũng rất lo, đang tìm cách giải quyết, không thể để mãi tình trạng hiện tại, sợ sẽ đảo chính. Tin đảo chính thì nhiều, nhưng chúng tôi cũng không nắm được chính thức. Nhưng tự dưng có vụ nổ, họ nói đó là đảo chính.

Bắc Triều Tiên cũng đang tìm cách để thoát ra khỏi khó khăn. Kim Châng In khẳng định: Trên thế giới này chỉ có một siêu cường, đó là Mỹ. Khi mà khai thông được với Mỹ thì khâu trung tâm sẽ khai thông được tất cả các quan hệ khác. Đó là tư tưởng thông suốt chỉ đạo của Kim Châng In. Vì không mặc cả được với Mỹ và Hàn Quốc về kinh tế, phải mặc cả với Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Năm 1985 đã xây dựng phát triển vũ khí hạt nhân. Còn việc Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân chưa thì hiện tại chưa ai khẳng định được. Nhưng Mỹ cũng phải nể và Bắc Triều Tiên cũng đã kéo được Mỹ vào bàn hội đàm và ký được hiệp định khung năm 1994. Qua hiệp định, Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên không sản xuất vũ khí hạt nhân nữa, Mỹ sẽ xây dựng cho Bắc Triều Tiên một nhà máy phát điện bằng năng lượng hạt nhân nguyên tử, trị giá năm 1994 khoảng 4,6 tỷ USD, tính trượt giá đến bây giờ phải non 10 tỷ USD.

Trên đà thắng đó, Bắc Triều Tiên tiếp tục dùng con bài hạt nhân để mặc cả với Mỹ với mục đích bắt Mỹ phải ngồi bàn trực tiếp với Bắc Triều Tiên như thiết lập quan hệ đối ngoại, viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Từ chuyện đó bắt buộc Nhật cũng phải thiết lập quan hệ ngoại giao, phải viện trợ cho Bắc Triều Tiên.

Bây giờ Mỹ và thế giới cứ phải quan tâm đến vũ khí hạt nhật của Bắc Triều Tiên, mặc dù không biết thực hư sẽ ra sao. Nhiều người cho rằng Bắc Triều Tiên nói vậy chứ làm gì có vũ khí hạt nhân vì tiềm lực kinh tế yếu, tổng sản phẩm quốc dân có 15 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc có 500 tỷ USD. Nhưng mà ai cũng sợ vì tính khí của họ là tên khủng bố quốc tế rồi. Nhật và Hàn Quốc rất sợ vì họ có một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, rất cần có một không khí hòa bình ổn định để phát triển làm ăn kinh tế. Họ rất sợ chiến tranh. Cho nên nếu mà Mỹ làm căng với Bắc Triều Tiên thì Hàn Quốc và Nhật Bản lại phải lạy van Mỹ vì Mỹ đánh nhau với Bắc Triều Tiên thì chỉ thanh lý được một số vũ khí từ chiến tranh thế giới thứ hai đến giờ. Còn nếu chiến tranh nổ ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại trước tiên và rất lớn. Mỹ cũng rất muốn đánh Bắc Triều Tiên. Có 2 lần, đó là cuối năm 1994, Mỹ đã định dội bom nguyên tử xuống Bắc Triều Tiên. Thông tin này đã được kết luận. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đã định đánh Bắc Triều Tiên một lần nữa, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại can.

Tại sao lại gọi Bắc Triều Tiên là khủng bố quốc tế vì ngay từ lâu đã có tư tưởng dùng bạo lực để ám sát, triệt lãnh đạo của Hàn Quốc. Năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc đi thăm Rang-un (Miến Điện), đến thăm nghĩa trang Nhà nước. Bắc Triều Tiên đã cử 2 đặc công sang cài mấy quả mìn ở cổng nghĩa trang. Rất may xe của Tổng thống vừa đi qua thì mìn nổ, 4 xe tiếp theo chở các Bộ trưởng và tùy tùng thì chết. Xe của Tổng thống thì thoát. Sau đó an ninh Miến Điện cho lùng soát và bắt được 2 người Bắc Triều Tiên. Sau đó là vụ “quả bom nước 20 tỷ tấn” định dội vào Hàn Quốc. Vì khu vực núi Kim Cương Sơn do rất nhiều trái núi hợp thành hệ thống núi. Bắc Triều Tiên cho xây chắn núi nọ với núi kia thành ra một cái bể chứa 20 tỷ mét khối nước. Mỗi mét khối nước nặng 1 tấn. Người ta gọi là 20 tỷ tấn. Đập đó cách thủ đu Xê-un 100 km và cao hơn thủ đô Xê-un hơn 1000 mét. Nếu Bắc Triều Tiên cho đặt 1 tấn bộc phá ở dưới chân đập và cho nổ đồng thời thì 20 tỷ tấn nước này sẽ thổi thủ đô Xê-un bay sang biển Đông như ta lấy một thùng nước hắt một cái lá tre xuống cống. Cho nên thế giới gọi Bắc Triều Tiên là tên khủng bố quốc tế và phản đối kịch liệt. Thế giới đã giúp thành phố Xê-un xây một cái đập, gọi là đập Hòa Bình cong cong để chắn lượng nước từ bên kia tràn sang, sẽ tóe sang hai bên.

Sau đó lại có vụ nổ máy bay của hãng hàng không Koreairlines của Hàn Quốc năm 1988 làm chết mấy trăm người. Rồi là bắt cóc người Nhật về Bắc Triều Tiên. Rồi việc thanh trừng nội bộ rất nhiều. Cuối cùng Mỹ đã quy Bắc Triều Tiên vào danh sách nước ủng hộ khủng bố quốc tế.

Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam cũng có rất nhiều trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và vì quyền lợi dân tộc hẹp hòi, chẳng có vì quốc tế cộng sản hay vì cái gì hết. Thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh thần là để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam Việt Nam, để cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế nhiều khi Việt Nam cần thì Bắc Triều Tiên không ủng hộ, lúc không cần thì lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt trận châu Á chống Mỹ vào khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam đang rất quyết liệt.

Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên vẫn không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế giới người ta hân hoan vui mừng, trống dong cờ mở để hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận động, lúc đó báo chí mới đưa tin, nhân dân mới biết Việt Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho nên rất nhiều người về sau này không biết được Việt Nam đã giải phóng. Họ cho rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để giải phóng Nam Triều Tiên đồng thời giải phóng Nam Việt Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng tôi. Các đồng chí không có tinh thần quốc tế. Họ lập luận quái gở như vậy. Còn vấn đề vì lợi ích dân tộc hẹp hòi theo đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt Nam thì rất lớn. Nhưng vì ta không bắt được tài liệu, không bắt được chuyên gia tại đấy, vì ta đánh Pôn Pốt theo kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây thì chắc chắn bắt được nhiều chuyên gia của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên thực ra cũng chẳng tốt gì với Việt Nam, nhưng lúc nào cũng có tư tưởng đòi nợ Việt Nam: trước kia, chúng tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ các đồng chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không được quan hệ với Nam Triều Tiên. Nhưng do xu thế không thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung Quốc đều đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng là nước XHCN cuối cùng đặt quan hệ với Nam Triều Tiên cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại giao rồi thì lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng đặt về quan hệ kinh tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm Hàn Quốc, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn cũng chẳng thể đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi. Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn, thí dụ: viên đại sứ Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham tán Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995, anh ta lên Bộ Ngoại giao khuyên chúng tôi: Các đồng chí đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển, họ không làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để tuyên truyền.

Trong khi đó, Việt Nam đã buôn bán với Hàn Quốc, các công ty của Hàn Quốc đã vào đầu tư ở Việt Nam và họ cũng biết chúng tôi đã từng công tác, học tập ở Hàn Quốc nhiều năm. Tóm lại, con người Bắc Triều Tiên là rất khó chịu, xã hội, lãnh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là cái gì? Chúng tôi đã công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm, nhưng bây giờ nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó.

Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ thể. Vậy tư tưởng chủ thể là gì? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của cách mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của mình, của chính bản thân mình. Đó là nội dung của tư tưởng chủ thể. Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể thì lại thực hiện theo một ý đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ thể. Cho nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư tưởng đóng cửa, không tin vào bất cứ một ai, không tin vào bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư tưởng chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xã hội càng phát triển, càng văn minh lên thì tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rõ tính phản động, kìm hãm sự phát triển. Nghe họ nói thì rất hay, nhưng làm thì rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại không muốn đến gần.