Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Video : 10 KỶ LỤC NGƯỢC CỦA VIỆT NAM

***

                                                                                         

Nghệ an : TẠI SAO NGƯỜI NGHỆ KHÔNG NÓI GIỌNG NGHỆ ?

Nhiều người Nghệ - Tĩnh sống ở miền Bắc nói giọng Bắc, ở miền Nam nói giọng Nam. Phải chăng chính họ cũng “hắt hủi” chính tiếng nói của quê mình?

Rất thường xảy ra tình huống như thế này: Trong cuộc nói chuyện, khi hỏi đến quê quán của nhau, một người cho biết mình sinh ra và lớn lên ở Nghệ An hoặc Hà Tĩnh, xung quanh sẽ có người ngạc nhiên: “Thật sao? Nghe giọng nói không nhận ra được”. Đó là vì người xứ Nghệ ấy nói giọng Bắc (hoặc Nam) quá ngọt, không khác gì người bản xứ.

Hành trình “pha tiếng”

Giọng xứ Nghệ rất nặng, âm sắc lại “trọ trẹ”, rất khó nghe nhưng lại dễ nhận ra. Các đặc trưng về tính cách mà phải tiếp xúc mới biết, còn giọng nói gần như là nét đầu tiên để nhận ra người Nghệ, hoặc để người Nghệ nhận ra nhau. Ấy thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể “nghe nhạc hiệu đoán chương trình” như vậy được, bởi nhiều người Nghệ khi sống ở xa đã đổi theo giọng của vùng quê đó.

Một góc TP Vinh, Nghệ An.
Hải Linh từ huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, ra Hà Nội được gần 7 tháng. Ngoài việc hòa nhập với môi trường mới qua chuyện ăn và mặc, cô sinh viên kinh tế năm đầu này cũng đã “luyện” cho giọng nói của mình trở nên nhẹ hơn, nghe gần như giọng Bắc. Linh cho biết các bạn đồng hương của cô cũng nhiều người làm như vậy. “Em cũng phải tập đấy, lúc đầu chẳng ra giọng miền nào, lại còn vấp, lẫn lộn dấu, lẫn lộn từ lung tung cả, nói theo giọng Hà Nội mà nhiều lúc dùng từ địa phương nên chẳng ai hiểu gì”, Linh cười, “Giờ thì cũng tàm tạm rồi, tất nhiên mọi người vẫn nhận ra chất Nghệ trong giọng của em, nhưng họ hiểu mà không phải hỏi lại câu nào cả”.

Với “thâm niên” 5 năm đi học và 3 năm đi làm ở Hà Nội, Tú Anh nói không khác gì một người sinh ra ở đất Bắc. Cô gái quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh này dù có nói rất nhanh, trong tâm trạng phấn hứng cao độ thì vẫn không để lộ một chút âm sắc nào của miền trung. Cộng với nước da trắng và lối ăn mặc tinh tế, ít ai nghĩ cô là người con của xứ gió lào cát trắng. Nhưng Trần Thạch, anh bạn cùng lớp cấp ba với Tú Anh, cũng lăn lộn ở Hà Nội 8 năm lại vẫn giọng Nghệ đặc sệt.  Anh cho biết: “Tôi cũng thử đổi nhưng khó quá, chẳng tập được. Thơ Đường có câu ‘hương âm vô cải’ – giọng quê không đổi được, đúng là ứng vào trường hợp của tôi. Mà thật ra 10 người Nghệ nói giọng Bắc thì cũng chỉ vài người nói chuẩn như dân Hà Nội thôi, còn thì chỉ đủ nghe vừa tai, người tinh một chút là nhận ra ngay”.

Nhiều người già gốc Nghệ An, Hà Tĩnh đã sống ở Hà Nội 40 – 50 năm nay lại vẫn giữ giọng Nghệ, chỉ “làm mềm” đi một chút ở những từ có thanh trắc, và hoàn toàn dùng từ phổ thông thay cho từ địa phương.

Không nói tiếng Nghệ vì tự ti?

“Chắc chắn là không. 100 người Nghệ thì 99 người rưỡi tự hào về quê hương và không bao giờ có chuyện xấu hổ vì giọng nói của quê mình”, Lan Hương, một người xứ Nghệ đã ở Hà Nội hơn 10 năm, nói giọng Bắc rất ngọt, khẳng định luôn.

Không tự ti về giọng quê, cớ sao lại thay đổi? Lan Hương kể: “Ra Hà Nội học được 8 tháng, mình có người yêu. Chàng rất thích nghe mình ríu rít nói chuyện với bạn bè đồng hương. Chàng bảo, nghe em nói giọng Nghệ Tĩnh dễ thương kinh khủng, nhưng mà anh chẳng hiểu gì cả, cứ như chim hót. Ngay cả khi nói với chàng, mình cũng phải nói thật chậm, cố gắng nói đúng dấu sắc, dấu ngã, và tua đi tua lại mấy lần mà chàng còn nghe tiếng được tiếng mất. Nói chuyện với bạn bè người Bắc cũng thế. Vậy nên mình mới đổi giọng cho dễ giao tiếp”.

Thu Minh, 27 tuổi, đang làm việc cho một công ty chứng khoán ở Hà Nội, tâm sự: “Em đổi giọng từ khi học đại học. Hồi đó mỗi khi em cất lời, bọn bạn cùng phòng ký túc xá lại bảo đấy đấy mày lại phát sóng ngắn đấy. Họ không có ý chê bai chế giễu gì mà quả thật là không nghe được. Em đi chợ, bảo mua cái này thì người ta đưa cho cái kia, hoặc là cứ nghệt ra không biết em muốn gì. Rồi em đi làm thêm, khi giao tiếp với khách hàng cũng phải nói làm sao cho người ta tiếp nhận được thông tin ngay, nhất là qua điện thoại. Em bèn tập giọng Bắc cho khỏi phải nhắc đi nhắc lại mấy lần điều mình nói”.

Minh cho biết, việc đổi giọng của cô chỉ vì sự tiện lợi trong giao tiếp, hoàn toàn không phải do xấu hổ hay sợ bị trêu chọc, kỳ thị: “Em nói giọng Bắc cũng không phải để che giấu việc mình gốc gác ở đâu. Bao giờ em cũng tự hào khoe rằng, em là con gái Can Lộc, Hà Tĩnh”. Minh cho biết, cô chỉ nói giọng Bắc với người Bắc, còn khi nói chuyện với người cùng quê, cô đều dùng giọng Nghệ, tiếng Nghệ cho dù đang ở đâu và xung quanh là những ai.

Chửi cha không bằng pha tiếng?

Bên cạnh nhiều người Nghệ An, Hà Tĩnh nói giọng Bắc, giọng Nam, có một bộ phận không nhỏ người Nghệ không thích, thậm chí dị ứng với điều đó. Họ coi đó như một biểu hiện của sự chối bỏ quê hương, thậm chí là phản bội, là mất gốc, tóm lại là một “trọng tội”.

“Thật buồn khi tiếng miền Trung bị hắt hủi bởi chính những người miền Trung”, một bạn chia sẻ, “Nếu để cho người ta nghe và hiểu thôi thì chỉ cần nói thật chậm, thật rõ là đủ chứ đâu cần phải thế. Hòa nhập đâu cần phải hòa tan”.

Về chuyện “hòa nhập” này, anh Thanh Phong, giám đốc một công ty bất động sản, người Hà Tĩnh, có một cái nhìn khác: “Tiếng Nghệ khó nghe hơn, và cũng ít quen thuộc hơn tiếng Huế, vốn là đại diện của giọng miền Trung, giống như tiếng Hà Nội đại diện cho giọng Bắc và tiếng Sài Gòn đại diện cho giọng Nam. Nó có tính khu biệt cao nên dễ tạo ra cho người nghe cảm giác hay tâm lý là ‘người đó khác, không cùng hội với chúng ta’, nhất là khi một người phải vất vả để nói cho những người khác nghe, và  những người khác cũng phải vất vả để hiểu. Mà trong giao tiếp xã  hội cũng như làm ăn, kinh doanh, điều đó nhiều khi đem lại một hiệu ứng không thuận lợi. Nếu mình nói dễ nghe thì bước hòa nhập đầu tiên đã thành công, sau đó thì chuyện mình quê ở đâu, cá tính ra sao cũng không biến mình thành người ngoài, người lạ nữa”.

Ông Mai Văn Huệ, kỹ sư điện về hưu, sống ở khu Thành Công, Hà Nội, người vẫn giữ giọng Nghệ sau 37 năm sống ở đây, thì cho rằng không nên nặng nề chuyện đổi giọng hay không, vì ở các nước cũng vậy, người các địa phương lên thủ đô thường tập nói giọng thủ đô. Tiếng thủ đô luôn được coi là chuẩn nhất, hay nhất, nếu nói được thì cũng là học được một cái hay.

“Đừng cho rằng người xứ Nghệ nói giọng của vùng khác là mất gốc, vì gốc không chỉ nằm ở đó. Nếu anh vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người Nghệ như chịu thương chịu khó, cương trực, thẳng thắn, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau… thì dù nói giọng Bắc hay Nam, anh vẫn là một người Nghệ đích thực”, ông Huệ nói.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Nguồn Đất Việt


Nghệ an : CẤM GIÁO VIÊN SOẠN GIÁO ÁN BẰNG VI TÍNH

Nghệ An: Ngược đời quy định kéo giáo dục về “thời kỳ đồ đá



 Khi PV vừa đặt vấn đề tìm hiểu một quy định của nhà trường về công tác chuyên môn, ông Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An đã nổi cáu, “kết tội” PV là “can thiệp vào chuyên môn của trường”. 

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, nơi ban hành quy định kéo giáo dục về “thời kỳ đồ đá”.

“Cứ cầm thẻ phóng viên đi hỏi rờ rờ”

Một số GV trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An phản ánh: nhà trường quy định cấm những GV không dạy một khối lớp trong khoảng 3 năm liên tục thì không được sử dụng giáo án đánh máy vi tính. Quy định này khiến nhiều GV hết sức vất vả, phải cặm soạn giáo án bằng tay rất mất thời gian. Có cô giáo dù ngày nghỉ về nhà mẹ chơi cũng phải mang theo giáo án để soạn.  

Khi PV đặt vấn đề có hay không việc nhà trường ban hành quy định cấm GV soạn giáo án bằng máy vi tính như trên, ông Nguyễn Văn Trung, Hiệu trưởng nhà trưởng đột nhiên tỏ ra rất khó chịu, nổi cáu và “mắng” PV là “cứ cầm thể phóng viên đi hỏi rờ rờ” (nghĩa là lung tung, từ địa phương – PV). Ông Trung tỏ ý thách thức: “Đây là quy định của nhà trường, thể hiện trong quy chế nội bộ của cơ quan”, và phê phán chúng tôi “can thiệp vào chuyên môn của nhà trường”.

PV trao đổi cho dù là quy chế gì cũng không thể trái luật và các văn bản của ngành giáo dục, nhưng ông Trung cứ khăng khăng cho mình là đúng.

Ông Trung không ngồi liên tục để trao đổi với PV mà cứ đi ra đi vào rồi tỏ vẻ bức xúc về việc GV soạn giảng bằng máy vi tính đã download giáo án trên mạng. 

Ông Nguyễn Cảnh Lợi, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho rằng việc nhà trường quy định như trên là hoàn toàn hợp lý. Nhưng khi PV chất vấn giả sử những GV lâu năm mà tải giáo án có sẵn trên mạng về thì nhà trường cũng không kiểm soát được, mặt khác nếu yêu cầu GV viết tay mà họ chép lại giáo án cũ thì chỉ mất thời gian vô ích, ông Lợi im lặng. 

PV nêu ví dụ giả sử một GV sử dụng thành thạo vi tính nhưng do quy định của nhà trường đành phải viết tay rất bất tiện và mất thời gian thì ông Nguyễn Cảnh Lợi nói: “Soạn giáo án bằng tay nhanh hơn đánh máy” (!?).  
Thái độ ứng xử thiếu văn hóa và những quan niệm ấu trĩ, quy định vô lý của lãnh đạo trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh quả là “botay.com”. 

“Đánh máy hay viết tay giáo án là quyền của GV”

Nêu quan điểm về sự việc, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Chánh văn phòng, người phát ngôn Sở GD – ĐT Nghệ An khẳng định: “Nhà trường không được phép đặt ra các quy định trái pháp luật và các văn bản pháp quy của ngành giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục chỉ quy định giáo viên lên lớp phải có giáo án, chứ không quy định giáo án viết tay hay đánh máy. Việc lựa chọn đánh máy hay viết tay giáo án là quyền của GV. Do đó, việc nhà trường tự ý đề ra quy định cấm GV soạn giáo án bằng máy vi tính là sai”.       


Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Sở GD – ĐT Nghệ An: “Việc đánh máy hay viết tay giáo án là quyền của giáo viên”.

Ông Hoàn chia sẻ: “Nhà trường có thể vận dụng nhiều phương pháp để GV quan tâm soạn bài nghiêm túc, có chất lượng, và đạt được điều này hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm, tài năng quản lý của lãnh đạo”.  

Chúng tôi được biết, hiện nay một số trường vẫn còn tự ý ban hành quy định cấm GV soạn bài bằng máy vi tính, đây là một việc làm sai trái, cho thấy nhận thức còn ấu trĩ và phương pháp quản lý cứng nhắc, máy móc.

Thầy Phan Thúc Định, GV trường THPT Quỳ Hợp II khi được biết thông tin này đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên: “Không hiểu sao trong khi Bộ GD – ĐT đang kêu gọi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì lại có nơi ban hành quy định kéo giáo dục về “thời kỳ đồ đá” như vậy?”.                             

Câu trả lời xin dành cho trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và Sở GD – ĐT Nghệ An.

Nguồn báo Tầm nhìn


Video : HƯNG YÊN MANG ĐIỀU LỆ ĐẢNG RA DOẠ DÂN

******

Nguồn Nguyễn Xuân Diện

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

DÂN MẠNG SOI THẬT,GIẢ ẢNH ĐẠI GIA NỢ TIỀN CÁ

“Việc tấm hình chụp của bà Diệu Hiền là hoàn toàn sai. Tôi làm việc ở bệnh viện bao nhiêu năm nay, chưa hề thấy điện thoại để bàn mà có 2 chiếc tai nghe như vậy...", đó chỉ là một trong số những ý kiến cư dân mạng nêu ra trên các tờ báo cũng như diễn đàn online về bức ảnh nghi vấn về bệnh tật thật sự của bà Diệu Hiền, Tổng giám đốc Bianfishco.

Trước sức ép của dư luận, ông Trần Văn Trí - chồng của bà Diệu Hiền đã cung cấp cho báo chí bức ảnh nữ đại gia này đang chữa bệnh ung thư vú tại Mỹ để minh chứng cho vụ việc. Một Website đã phân tích các thông số kỹ thuật và đặt nghi vấn bức ảnh này là ảnh cũ, vì thời gian chụp bức ảnh này là ngày 16/09/2009.

Do vậy, có ý kiến cho rằng đây là bức ảnh chụp trong lần bà Hiền đi điều trị ung thư tại Singapore cách đây vài năm, không phải là đang điều trị tại Mỹ như ông Trí đã nói. Ngay sau khi có bài báo phân tích về bức ảnh của bà Diệu Hiện nằm trên giường bệnh tại Mỹ, cộng động mạng đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, mổ xẻ thật, giả lẫn lộn đằng sau bức ảnh này. 

Dân mạng soi thật, giả ảnh "nữ đại gia nợ tiền cá"
Tấm ảnh đang bị nghi vấn là được chụp cách đây 3 năm

Phân tích từng yếu tố nhỏ trong bức ảnh như điện thoại, mảnh giấy màu trắng dán trên tường, tủ gỗ, có ý kiến cho rằng đây không phải là bức ảnh chụp ở bệnh viện của Mỹ. Một độc giả có tên Vuong Dien Son đã phản hồi trên báo Người lao động rằng: “Việc tấm hình chụp của bà Diệu Hiền là hoàn toàn sai. Tôi làm việc ở bệnh viện bao nhiêu năm nay, chưa hề thấy điện thoại để bàn mà có 2 chiếc tai nghe như vậy, mà còn màu xanh nữa thì không thể nào.

Ở Mỹ, bệnh viện nào cũng dùng điện thoại màu trắng hoặc màu sữa. Tủ gỗ để vật dụng bệnh nhân thì giống ở Mỹ nhưng bộ đồ mặc trên người thì không phải là màu xanh như trong hình mà là màu trắng có điểm những hình tròn nhỏ màu xanh dương”.

“Tấm hình trên có thể đã được chụp khi bà đang trị bệnh ở Việt Nam hay một nước nào đó ở khu vực châu Á chứ không phải ở Mỹ", độc giả này đưa ra kết luận.

Một độc giả khác comment trên vn.news.yahoo.com phân tích rằng: "Không có bệnh viện nào dán bệnh án bằng một mảnh giấy nhỏ ở trên tường. Bệnh viện bên Mỹ toàn bộ hồ sơ bệnh án đều được y tá liệt kê vào clipload trên đầu giường cho bác sỹ theo dõi, không có chuyện viết bằng tay dán lên đầu giường cho thiên hạ theo dõi”.

Thậm chí, một ý kiến của trang này tỏ ra khá bức xúc khi viết: “Bệnh viện ở Mỹ không có chuyện viết tờ giấy dán lên tường, không bao giờ dùng điên thoại bàn màu xanh và khhông có ổ điện màu đỏ kiểu đó, nếu thật sự bà ta bệnh thì phải tìm một lí do nào đó cho chính đáng, ở nước nào thì cứ nói, thiện hạ sẽ thông cảm nhưng dùng cái trò nầy không qua mặt được thiên hạ đâu”.

Ngoài ra, có comment của độc giả còn cho rằng việc trị xạ chữa ung thư có thể làm cho tóc bị rụng nhưng thông thể rụng nhanh đến thế được. Hơn nữa, việc chữa trị không yêu cầu bệnh nhân phải cạo đầu như trong hình.

“Nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy vết sẹo vòng quanh trên trán. Đây chính là vết sẹo đi phải phẫu thẩm mỹ để căng da mặt. Đây là cái đầu cạo tóc chứ không phải bị rụng tóc do hóa trị hoặc xạ trị chữa ung thư” – Độc giả có bút danh Quỳnh Di phản hồi trên Zing.vn.

Còn thành viên beomap2 trên Webtretho lại cho rằng: “Về đặt lại thời gian chụp trên máy là chuyện dễ dàng.

Nếu là dân chơi ảnh thì càng phải đặt ngày tháng khác đi so với thời gian thật, có nhiều lý do nhạy cảm mà dân chơi ảnh phải thay đổi thời gian thực của bức ảnh, nhất là để đối phó với vợ....Còn việc dùng máy ảnh cũ, thì do nhu cầu tuỳ người, không nhất thiết phải lên đời máy, khi không cần nâng cao chất lượng ảnh, nhất là những người quen dùng máy du lịch, giàu hay nghèo không quan trọng”. 

Sau những lùm xùm nợ nần của công ty thủy sản Bình An và hiện tại bức ảnh đang bị cộng đồng mạng mổ xẻ, có ý kiến càng tỏ rõ sự lo lắng, đồng cảm với những người nông dân đang lâm cảnh khốn đốn. Trên diễn đàn Webtretho, thành viên batuocbongdem_kk viết: “Thế hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân bây giờ thì sao?. Ai trả tiền cho họ?. Ghét nhất sự giả dối, chẳng thà bà này thừa nhận mình đang khốn khó còn có người thông cảm, chứ giờ thêm trò ảnh giả này càng khiến họ thêm ghét”.


Nguồn VTC

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Tin nóng : TIN RẤT NÓNG CU VINH BỊ TOMCAT SỜ GÁY

TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, SẮP CÓ., SẮP CÓ, SẮP CÓ…TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, SẮP CÓ., SẮP CÓ, SẮP CÓ…TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, TIN RẤT NÓNG, SẮP CÓ., SẮP CÓ, SẮP CÓ…

Cách đây ít phút, Cu Vinh tức Nguyễn Quang Vinh, nhà văn- nhà báo lớn- "người hùng chống tham nhũng" như ông ta tự huyễn hoặc đã phải hạ khỏi blog của mình tất cả hơn 30 kỳ "phóng sự máu lửa" pha chút "mẹo cứt gà" về Tiên Lãng cùng gần chục bài nhàn nhạt với những cái tit na ná nhau "nghĩ ngợi từ Tiên Lãng...". Thực ra, điều này không ngạc nhiên vì chuyện đã được Tom Cát cảnh báo trước. Sự thật phải được trả về đúng chỗ. Bây giờ, những bài viết lẫn chút "cứt gà" đã không còn được phép tung tăng trên mạng. Khi truy tìm những bài viết với những cái tit giật gân, câu khách như VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 14: BÀI VIẾT DÀNH CHO ĐẠI TÁ CA : CHÚNG NÓ PHÁ NÁT LỀU Ở TẠM VÀ BÀN THỜ TẠI NỀN NHÀ ANH VƯƠN   VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 21: NHIỆM VỤ SỐ 1 CỦA CÁC LUẬT SƯ LÚC NÀY LÀ KIẾN NGHỊ THAY ĐỔI TỘI DANH VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 17: BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐANG ĐÙA VỚI AI?...

thì ta chỉ còn thấy sự lạnh lẽo với dòng chữ như bia mộ nghĩa địa:

----------------------------------------------

Không tìm thấy trang này


 

BÌNH THƯỜNG MỘT CÁCH BẤT THƯỜNG


Đoan Trang “Bình thường” là một tính từ được sử dụng dựa trên quy tắc thống kê trong một phạm vi đối tượng nhất định, chỉ những sự vật, hiện tượng phổ biến trong phạm vi đó.

Trong phạm vi xã hội Việt Nam, chúng ta nhận thấy và thừa nhận rất nhiều hiện tượng diễn ra phổ biến và cho rằng điều đó là bình thường. Hằng ngày, người Hà Nội, TP.HCM ra đường và cho rằng tắc đường kẹt xe là bình thường; ở các bộ phận một cửa, các công dân đến thực hiện thủ tục hành chính và cho rằng “phí bôi trơn” là bình thường; hay các phụ huynh cho con đến trường và cho rằng bắt chúng đi học thêm là bình thường.

Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, trong một lần xuất hiện bình thường của một quan chức trên mặt báo, đã nhắc đến một điều bình thường mà khiến không ít người giật mình một cách… bất bình thường: “Khi lãnh đạo trung ương về tỉnh làm việc luôn được đón tiếp với khẩu hiệu: Nhiệt liệt chào mừng. Đi làm việc là bình thường chứ sao cứ phải nhiệt liệt chào mừng?” (VnExpress). 

Vấn đề là thói xum xoe, thói tiêu tiền nhà nước một cách vô tội vạ cho những thứ hình thức còn “bình thường” hơn chuyện làm việc của Bí thư Nghị. Trong nhận thức của các quan chức tiếp đón này, cấp trên về thăm mà không rình rang, long trọng là bất thường. Sẽ còn bất thường hơn nữa nếu họ tranh thủ các chuyến thăm này để chất vấn và đòi hỏi cấp trên phải thực hiện tốt hơn chức trách của mình. 

Ở những cơ quan mà ai cũng là những chú cá heo biểu diễn, cho ăn mới làm việc thì những ai từ chối phong bì, năng nổ làm việc bị coi là bất bình thường. Không có nhiều nhân viên dám nói trái ý lãnh đạo trong các cuộc họp hành, không mấy ai dám đứng lên tố cáo tham nhũng cũng chỉ vì trong môi trường của họ, điều đó không được sự hưởng ứng của số đông. Có khi, sự trù dập, nỗi sợ hãi mới là “sắc thái chủ đạo” trong những môi trường như vậy. 

Hy vọng từ trong đáy sâu nhận thức của các quan chức, họ nhớ được rằng điều bình thường nhất mà họ có thể làm là phụng sự cho lợi ích của nhân dân.

                                                                                            

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Nhục : LAO ĐÔNG NGHỆ AN - THANH HOÁ BỊ TẨY CHAY

Dù thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai vẫn kiên quyết không nhận người ở các tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau Tết, khu chế xuất (KCX) Linh Trung 1 và Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TP HCM) xuất hiện nhan nhản bảng tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp  thông báo tuyển hàng ngàn công nhân nhưng lại thẳng thừng từ chối những người có hộ khẩu miền Trung. 

Thất nghiệp vì… hộ khẩu miền Trung

Hòa vào dòng người đi xin việc tại KCX Linh Trung 2, với giọng miền Trung đặc sệt, mang hồ sơ tới đâu chúng tôi cũng bắt gặp những cái nhìn ngờ vực của các bảo vệ. Dù biển tuyển dụng treo nhan nhản nhưng khi hỏi thì hầu hết bảo vệ đều cho biết đã tuyển đủ người. Nguyễn Văn Thành, quê ở Quảng Trường (Thanh Hóa), người đi cùng chúng tôi, nói nhỏ: “Họ vẫn cần người nhưng không nhận người Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đâu”. Thành vừa thi trượt đại học, vào TP HCM kiếm việc làm vừa để ôn thi lại, nhưng nhiều ngày qua dù đã đi ứng tuyển trên chục công ty vẫn chưa được nơi nào nhận. “Nhiều bảo vệ công ty nói thẳng, người Thanh Hóa thì có nhận hồ sơ rồi cũng bị thải ra, đừng cố làm gì, mất công tốn tiền làm giấy tờ”, Thành rầu rĩ nói. Không chỉ Thành, nhóm bạn đồng hương của cậu gần chục người cũng đang khốn khổ vì chưa tìm được việc làm.

MẠNG MULTIPLY : BLOGGERS "LÃO THẦY BÓI GIÀ" QUA ĐỜI

Bloggers Lão thầy bói già sinh hoạt trên mạng multiply.com tên thật là đinh Vũ Hoàng Nguyên đã qua đời.

Xem blog Laothayboigia Ở đây

Dưới đây là bài viết trên Photphet.ifo:


SIN TRÀO BÓI GIÀ & HẸN GẶP LẠI





Gã tên thật là Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Trên cõi Net xưng danh là laothayboigia. Mình biết gã chưa lâu, độ một năm giở lại. Ngoài đời, gã đen đúa, rắn rỏi, mặt đầy sẹo, tàn tích của những cú ngã xe sau những trận say bất tử.


Rảnh rỗi, mình hay gọi gã đi bú diệu. Mình dạng thần bia, còn gã thánh diệu. Hợp nhau ở cái khoản bú đớp, phét lác, luyên thuyên. Trận nào cũng say tan tác. Nhiều bận gọi, gã chối không đi, bởi nhiều nhẽ, tỉ như cầm cọ, trông con, đánh toa lét. Nhưng thực ra gã ngại. Như có lần say, gã tỉ tê, ông mời nhiều quá, tôi ngại. Rồi gã cũng cố công mời mình một bữa ra trò, bia cỏ thôi, ăn uống mà cứ nhìn nhau áy náy. Hôm đó còn nhớ, gã đi cùng  Quốc Trọng Xuân tóc đỏ, Đình Toán nhiếp ảnh gia, Tử Huyến dịch sĩ, thi sĩ ở Trần, Ninh mãi chẳng ra Hồ và một vài cao nhân khác chẳng kịp nhớ tên. Hóa ra gã chơi tuyền hàng khủng.


Một dạo nghe đâu gã chuyên tâm luyện Yoga. Mình biết gã luyện vì gì. Gã mắc chứng tật rất ác về thị lực. Thường thì không sao, mỗi lần cầm cọ vẽ thì mắt cứ mờ tịt đi sau khoảng 30 hoặc 45 phút. Thế nên, họa phẩm của gã rất nhọc nhằn. Nhưng được bức nào thì ra bức ấy. Trong mắt kẻ mù màu như mình, tuyền trác tuyệt. Gã khoe, được giá lắm, tuyền bốn, năm ngàn, không có bán.


Thêm một lí do nữa là gã mắc chứng dạ dày rất nặng. Đó là hậu quả của những trận rượu vã từ thửo hàn vi cũng như sự nhiệt tình, hết mình, nể bạn của gã lúc hiện tại. Một ngày, theo gã thống kê, điện thoại có tới gần hai chục cuộc gọi nhậu. Một ngày một trận nhậu thôi cũng đã chết. Đằng này có bữa, gã chạy sô đến ba. Vẫn tại cái sự nhiệt tình, hết mình và nể bạn. Nhẽ vì thế mà người ta yêu quý gã.




Di ảnh của Bói già trên cõi Net. Bên phải là nhạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn


Mắt kém nên gã vẽ chậm. Năng lượng sáng tạo trong gã chửi đôi con mắt thậm tệ. Gã giải phóng cho nó bằng cách cầm bút. Gã vẽ đời bằng bút bi và ít chì màu. 


Trước tết, gọi gã làm bữa rượu tất niên. Gã bảo ốm, đang nằm viện. Hỏi thăm bệnh tình thì gã chỉ bảo cảm xoàng. Mình không tin lắm. Cảm xoàng ai đi nằm viện? Hối hả của công việc lẫn tết tư làm mình cũng quên bẵng.


Qua tết, anh em ngồi tụ bạ khai xuân, nhớ đến gã nên bốc máy gọi mời. Gã bảo vẫn đang nằm viện. Bỏ mẹ rồi, dứt khoát không phải bệnh xoàng. Hỏi nằm đâu để đến thăm, gã đáp viện E, khu Cầu Giấy. Rượu tàn, gọi gã để xem phòng ốc lối lang. Gã không nghe mà nhắn một tin cụt ngủn " ông đừng đến, tôi phải đi tia xạ". Thông tin đó và linh cảm mách cho mình một sự thật chẳng mấy an lành.


Ít lâu sau đó, Mai Thanh Hải gọi, Nguyên nó sắp chết, đến thăm đi. Hải còn nhắn cả địa chỉ " phòng cấp cứu, BV Vạn Xuân, tầng 6, toà nhà 7 tầng trong BV Y học cổ truyền Bộ Công an, 278 Lương Thế Vinh, Hà nội". Hóa ra gã đã chuyển viện. Ngay chiều đó chuẩn bị đến thăm thì nhận được tin nhà, cậu út ham vui mà ra đi mãi mãi.


Chưa kịp hoàn hồn thì hôm nay lại nhận được tin gã cũng đi nốt. Thế là anh em, bạn bè lần lượt bỏ ta đi. Không biết bao giờ thì tới lượt mình???


Sin trào Nguyên nhé. Hẹn gặp lại bên mâm rượu ở cõi Niết Bàn.


 



Các bạn, lũ con bò, vào đây http://laothayboigia.multiply.com/journal
 mà đọc văn phẩm của gã. Để xót thương cho một kẻ tài hoa nhưng yểu mệnh. Anh đi bú diệu đây. Địt mẹ đời. Quá khốn và quá buồn.


                                                             

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Nhảm : TIN CẢI CHÍNH VỀ DINH THỰ CỦA T/T NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguồn Tại đây

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thời gian qua trên mạng Internet có đăng tải bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”. Với nội dung mang tính chất xuyên tạc, từ nội dung trên đã kích động làm lệch lạc suy nghĩ của người dân cả nước về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bất bình trước sự việc trên, độc giả Nguyễn Văn Trung (Hà Nội) đã có bài viết phản hồi đính chính về “Sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”

Gần đây, trên website “http://thietkewebbatdongsan.com”, có đăng tải bản cải chính thông tin của Nguyễn Hồng Hải (Giám đốc công ty TNHH phần mềm I-LAND) về sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Cung điện của bà Benazir Bhutto ở Dubai được nói đến trong bài viết

Cung điện của bà Benazir Bhutto ở Dubai được nói đến trong bài viết

Trích đoạn: “Ngày 10/3/2012, với ý tưởng viết bài về biệt thự của người nổi tiếng, trên trang “bietthuviet.vn”, vì muốn thu hút số lượng người truy cập vào website, nhân viên Phạm Duy Khánh đã truy cập vào website phản động “một góc nhỏ”, sao chép toàn bộ nội dung bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” rồi đăng tải lại trên trang “bietthuviet.vn”. Với nội dung và chú thích ảnh được cho là ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất là hình ảnh cung điện Benazir Bhutto ở Dubai. Sau khi bài viết đăng lên, hàng loạt những hệ luỵ sau đó diễn ra, các blog, website đã lợi dụng, liên tục phát tán bài viết với nội dung xuyên tạc, phản động. Xét thấy hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nay chúng tôi xin cải chính thông tin và gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Chính phủ cùng bạn đọc cả nước”.

Nội dung bản cải chính

    Trang 1

Trang 1



    Trang 2

Trang 2

    Trang 3

Nguồn trên mạng

                                                                                 

Xem