Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

TỰ XÀI TIỀN PHẠT SẼ GÂY HỖN LOẠN XÃ HỘI

Không phải bây giờ mà kể từ khi có nghị định 36/CP ban hành 1996 về lĩnh vực xử phạt vi phạm an toàn giao thông,số tiền phạt đã được để lại cho lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông.Mãi dến hôm mới đây người ta mới phát hiện ra vấn đề này.Con số 2.500 tỷ tiền phạt năm 2011 lộ diện thì liệu từ năm 1996 cho đến nay là bao nhiêu? Chắc chắn con số sẽ khổng lồ lắm.

Theo được biết,số tiền này được chi cho cá nhân trực tiếp xử phạt mấy phần trăm đó,còn lại đơn vị chủ quản,chi phí tuyên truyền,họp hành ATGT.Có một lý do rất dễ nghe là mua sắm phương tiện phục vụ chiến đấu (!) liệu có ai chắc rằng số tiền này được chi hay không? trong lúc chi phí an ninh quốc phòng hằng năm vẫn được chi mua sắm trang bị chiến đấu.

Lực lượng bảo đảm ATGT tự phạt và tự bỏ tiền vào túi rồi tự chia chác là động lực thúc đẩy cho CSGT "chăm chỉ" đứng ngoài đường với hình thức khoán sản phẩm ...và cuối cùng là người dân phải gánh chịu.


Dưới đây là bài viết đăng trên báo SGTT cho biết cụ thể hơn về vấn đề này:

Tự xài tiền phạt sẽ gây hỗn loạn xã hội!

SGTT.VN - Có lẽ chỉ đến ngày 24.4 vừa qua người dân và cử tri cả nước mới biết hơn 2.500 tỉ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông của năm 2011 đã được bộ Tài chính để lại cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ông Đinh Văn Quế, nguyên chánh tòa Hình sự TAND Tối cao.

Nhiều người đã đặt câu hỏi: Hơn 2.500 tỉ đồng là số tiền chỉ tính trong năm 2011, thế còn các năm trước đó và bốn tháng đầu năm 2012, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là bao nhiêu, có để lại cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông không?

Theo thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, việc để lại 100% số tiền phạt cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông là theo Nghị định 124/2005 của Chính phủ và Thông tư 89/2007 của bộ Tài chính. Thế nhưng phó chủ nhiệm uỷ ban Pháp luật Đặng Đình Luyến thì cho rằng để lại 100% số tiền phạt cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trái với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và luật Ngân sách Nhà nước. Vì bộ Tài chính không giải trình được nên chủ nhiệm uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị sẽ có buổi làm việc riêng giữa uỷ ban Pháp luật của Quốc hội với bộ Tài chính về vấn đề này. Người dân, cử tri cả nước đang chờ câu trả lời của cơ quan chức năng.

Việc để lại tiền phạt cho các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông chắc chắn sẽ tạo ra tâm lý của người thi hành công vụ là “cứ phạt nhiều, phạt nặng” sẽ được hưởng lợi từ khoản tiền này, còn người dân thì lo lắng từ nay sẽ bị phạt nhiều, phạt nặng hơn!

Rộng hơn, việc để lại tiền phạt cho lực lượng thi hành công vụ không phải là hiện tượng hi hữu mà nó tương đối phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác như hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường... Khi có chủ trương lấy tiền phạt để lại cho lực lượng đi phạt thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính, mà nó tác động tiêu cực ngay đến vấn đề quản lý xã hội.

Không ai phủ nhận một thực tế là hằng ngày, trên các trục đường giao thông, ở ngã tư đường phố dưới cái nắng gắt với nhiệt độ gần 40oC hay trời mưa rét 10oC, các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải túc trực 24/24 giờ là rất vất vả. Ảnh: Chí Hiếu

Không ai phủ nhận một thực tế là hằng ngày, trên các trục đường giao thông, ở ngã tư đường phố dưới cái nắng gắt với nhiệt độ gần 40oC hay trời mưa rét 10oC, các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải túc trực 24/24 giờ là rất vất vả (nghịch lý là cán bộ chiến sĩ CSGT nào cũng muốn “ra đứng đường”!). Tuy nhiên, trong ngành công an cũng có nhiều lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm vất vả hơn CSGT nhiều, có khi phải hy sinh cả tính mạng nhưng có được bồi dưỡng hay phụ cấp gì đâu? Phải chăng vì họ không có khoản thu “tiền phạt”. Và tôi tin sẽ có cán bộ chiến sĩ từ chối nếu biết tiền bồi dưỡng mà mình được nhận là tiền mà mình đã đi phạt dân.

Tiền phạt cũng là tiền của dân, dù đó là tiền do người dân vi phạm cũng phải nộp ngân sách Nhà nước. Có thực tế là khi đã nộp vào ngân sách thì lấy ra không phải dễ, chẳng hạn chế độ thâm niên của cán bộ Tòa án, viện Kiểm sát… phải mất hàng năm bộ Tài chính mới giải quyết nhưng không vì thế mà “để lại” hết cho cơ quan đi phạt. Có thể hơn 2.500 tỉ đồng kia chưa đủ chi cho các hoạt động của các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, có thể ngân sách phải chi thêm nhưng không vì thế mà làm “tắt”, để lại như thế.

Dư luận đồng tình, ủng hộ sáng kiến của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng dùng hẳn một khoản ngân sách chi bồi dưỡng cho lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, còn tiền phạt sẽ đưa vào ngân sách và sử dụng vào việc khác đúng quy định của luật Ngân sách Nhà nước. Tiền nào thì cũng là tiền của dân, trong túi Nhà nước, chi tiêu thế nào cho đúng và phù hợp là việc của người giữ túi mà không ai khác là bộ Tài chính.

ĐINH VĂN QUẾ, NGUYÊN CHÁNH TÒA HÌNH SỰ TAND TỐI CAO

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Kỷ niệm 7/5 : KHÔNG CÓ LÁ CỜ NÀO CẮM TRÊN NÓC HẦM TƯỚNG ĐỜ-CÁT

Trong bảo tàng quân đội có trưng bày một lá cờ quyết chiến quyết thắng và được chú thích rằng : lá cờ quyết chiến quyết thắng này đã đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ -cát-tờ-ry ngày 07/5/1954.Đến năm 2009 giám đốc bảo tàng thiếu tướng Lê mã Lương đã công khai cất lá cờ này vào kho vì trong trân Điện biên phủ không có lá cờ nào cắm trên nóc hầm tướng Đờ-cát


Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về chuyện tôn trọng lịch sử


(TuanVietNam) - Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm . Lá cờ đã thấm máu của chiếnđấu viênNguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen. 


Chùm bài: Những kỷ vật thời chiến
Những bức thư "hôn" và thư "để đời" sau ngày thống nhất
Những bức thư "đi xuyên" lửa đạn
Những bức ảnh “Chúng tôi tiến vào dinh Độc Lập”
Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với Tuần Việt Nam như thế. 

"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.

Biểu tượng chiến thắng… 

Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn 304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn 209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng Trần Can). 

Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập). 

Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác, cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209. 

Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này cho tiểu đội Thọc sâu. 

Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.

Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công, triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày 13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung đoàn 209 nổ súng.

Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.

Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ Him Lam.

Khoảnh khắc lịch sử

Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện (Ảnh: Đinh Phương Linh)

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: “Bằng những tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ. 

Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”. 

Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác. 

Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng" của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần Can là người cắm cờ).

Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen. 

Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng. 

Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. 

“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch, hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.

Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.


Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì lịch sử không có chuyện đó”. 


Nghệ an : KHI BÀ PHƯỚC NÓI ĐẢO LAN CHÂU Ở...CỬA HỘI


Đảo Lan châu (Hay bán đảo Lan châu


Còn nhớ năm ngoái ông Trần duy Ngoãn tổng đốc đài PT&TH Nghệ an chôm bức ảnh nước mắm Cửa Hội do Sỹ Minh chụp ở Cửa hội đem về bơm vá thành nước mắm Phan thiết rồi đưa đi dự thi được giải nhì .Sự việc bể trận vì cu Sinh cũng là nghệ sỹ nhiếp ảnh người gốc Cửa hội hôm đó cùng Sỹ minh và 2 thằng làm báo ở Đà nẵng cùng đi và chụp bức ảnh đó,hắn biết hắn kiện,nhưng củ khoai to quá con kiến kiện không nổi...Thôi chuyện đó qua rồi...

Mới đây,bà Nguyễn thị Phước là quan tổng kiêm phó chủ tịch hội văn học nghệ thuật tạp chí Sông lam (Nghệ an) có một bài viết "Kể chuyện Cửa lò,đảo Ngư" có một ý nói về đảo Lan châu và bà đã tự ý chuyển hòn đảo này từ Cửa lò về Cửa hội !!!!

Bà Phước viết rằng :

..."bạn bè tôi, nhiều người đã về với Cửa Lò vài ba lần, lại than phiền: “Cửa Lò, bãi tắm thì thích thật, cả nước không đâu bằng; ăn uống cũng vậy, vừa ngon vừa rẻ; nhưng chẳng biết chơi đâu. Chẳng lẽ chỉ có ăn với tắm!”. Tôi cãi: “Đi biển, chẳng để ăn với tắm là gì? Hai thứ cốt tử nhất ấy thì Cửa Lò bầy tui
 nhất nước! Còn đi chơi  - thì đúng là hơi ít, nhưng vẫn có chỗ đi chớ!”. Và tôi kể, tả.
Về hòn Lan Châu thơ mộng ở sát ven bờ gần phía cửa Hội. Về ngôi chùa Lô Sơn (còn gọi là Phổ Am) tựa trên một ngọn núi nhỏ, cảnh trí đẹp và nên thơ lắm; về ngôi đền thờ Thái sư cương quốc công Nguyễn Xí – ngôi đền được vua Lê Thánh Tông vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) đã cho xây dựng; vào năm 1802, vua Gia Long cắt cử 2 người chăm sóc; và năm 1920, triều Nguyễn lại cấp 200 đồng Đông Dương để tu sửa – một di tích lịch sử quốc gia (1 trong 10 di tích nhân thần ở Nghệ An). Rất may là con cháu của ngài đã gìn giữ được gần như nguyên vẹn những đồ tế khí và dáng nét cổ kính của ngôi đền, và khuôn viên rộng 11.000 ha mát rượi bóng cây để bây giờ nhân dân quanh vùng và khách thập phương về lễ bái, thăm quan; một điểm tựa tinh thần vô giá!...."

Không biết bà Phước đã xuống Cửa lò mấy lần rồi ? Nhưng tôi tin rằng nhà bà ở Vinh là cái chắc.Nếu ở Vinh thì chỉ hơn 20km bà cũng đã xuống Cửa lò nhiều lần.

Thưa bà: Đảo Lan châu thuộc địa phận phường Thu thuỷ giáp ranh với địa bàn phương Nghi thuỷ tx Cửa lò nằm ở cuối bãi tắm về phía tây bắc thị xã.Bà cứ đi hết đường Bình minh đến đồn biên phòng rẽ phải là ra đảo Lan châu.Vì không có trong sử sách,nhưng các cụ ở Cửa lò bảo cái tên Lan châu có nguồn gốc từ một Bà ở Pháp đặt cho.Lý do tôi không nói được là vì không có tài liệu chính xác để nói.



Như vậy bà nói :" 
Về hòn Lan Châu thơ mộng ở sát ven bờ gần phía cửa Hội. " là không đúng với bản đồ thị xã Cửa lò

      

Ảnh : ĐÂY MỚI LÀ ...KHE BƯỚM



 




 




      

Video : THỰC NGHIỆM TÂY ĐI TAXI VIỆT NAM

**

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Nghệ an : CÁN BỘ XÃ XÚC PHẠM GIÁO VIÊN...QUA LOA

(Congannghean.vn)-Loa truyền thanh là tiếng nói của đảng bộ, nhân dân một xã, có vị trí quan trọng trong đời sống, tầm ảnh hưởng rộng, hiệu quả tuyên truyền cao. Vậy mà vừa qua, một cô giáo đã bị ông phó chủ tịch xã kết tội trên loa khi chính ông mới là người có lỗi.

altCô Thủy tại phòng trọ của mình

    Liên tiếp trong 2 buổi, Đài truyền thanh xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu) phát bản tin do Phó Chủ tịch xã Hồ Ngọc Hoàng ký với nội dung: Ngày 22/12/2011, cô Phạm Thị Bích Thủy, công tác tại Trường THCS Sơn Hải lên đăng ký hộ khẩu tạm trú. Chúng tôi hướng dẫn thủ tục nhưng cô Thủy xúc phạm người thi hành công vụ. Vậy, chúng tôi gửi trình đến nhà trường và Phòng GDĐT Quỳnh Lưu xử lý và thông báo cho toàn dân được biết. 

Bản tin trên thực sự là một cú sốc, mang lại bao hệ lụy mà cô Thủy phải gánh chịu, dư luận xôn xao, đàm tiếu, phụ huynh đòi cho con mình sang học lớp khác. Trên lớp, mỗi khi bị cô nhắc nhở, học sinh hỗn hào nói “Cô bị kỷ luật đưa lên loa mà dám phê bình em à?”.

     Cô chỉ biết khóc ròng vì nhục, vì oan và quyết định gửi đơn lên chủ tịch xã nêu rõ: “Tôi sinh ra ở Quỳnh Ngọc, sau khi ly dị, đưa con thơ về lại quê mẹ thuê một gian nhà vừa đặt cái gường ngủ, vừa kê bàn làm việc nhưng công an xã đi tuần đêm buộc phải lên đăng ký tạm trú. Ngày 22/12/2011, tôi đến đăng ký, Phó trưởng Công an xã Nguyễn Văn Nhật chỉ lên ông Hoàng, ông Hoàng lại chỉ xuống ông Nhật, 5 lần như vậy rồi họ bảo không có sổ hẹn… sang năm.

    Tôi phải chạy xuống Công an xã Sơn Hải mua sổ lên năn nỉ, hai ông tiếp tục chỉ qua chỉ lại. Tôi ra về, ông Nhật nói với theo: “O năn nỉ ông Hoàng chứ có gặp tôi đâu”. Bực mình, tôi cự lại: “Bay quá đáng, không làm thì nói không làm, sao lại bảo chưa gặp”. Chuyện chỉ có vậy mà 2 ông viết tin phát lên loa xúc phạm tôi. Tôi vi phạm thì phải được nhắc nhở hoặc phạt vi phạm hành chính, không sửa đổi mới lên loa chứ. Sao lại thiếu tình người và vô trách nhiệm đến thế?".

     Nhận đơn, ngày 3/1/2012, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Ngọc Trần Vinh Trà lập đoàn thanh tra. Ngày 7/2, đoàn thanh tra ra kết luận số 02 nêu rõ: “Ông Nhật thiếu trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính cho bà Thủy, có thái độ đùn đẩy trách nhiệm. Ông Hoàng thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo bộ phận chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính cho bà Thủy. Bà Thủy có hành vi lời lẽ xúc phạm ban công an nơi công sở vi phạm điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hành vi vi phạm trật tự nơi công cộng. UBND xã cần tổ chức kiểm điểm xử lý đúng mức đối với hai ông Hoàng, Nhật”. 

      Cô Thủy không nhất trí với quyết định này vì theo cô: Kết luận cô có hành vi, lời lẽ xúc phạm là sai sự thật. Không có biên bản, không có nhân chứng, vật chứng mà kết luận cô “Vi phạm trật tự nơi công cộng” là bịa đặt. Hơn nữa, lỗi của cô thì được thổi phồng lên, ghép vào các nghị định thông tư, trong lúc thái đội hách dịch, cửa quyền, đùn đẩy, gây khó khăn tạo bức xúc cho công dân của các vị “Quan phụ mẫu” lại chỉ được nói qua.

     Lỗi nghiêm trọng nhất là lợi dụng chức quyền tự ý dùng phương tiện tuyên truyền của tập thể khi chưa có sự phê duyệt của Chủ tịch phục vụ cho mục đích cá nhân nhằm bôi nhọ, vu khống, xúc phạm nhân phẩm một giáo viên 27 tuổi nghề thì không ai động đến. Cô gửi đơn lên huyện.

     Ngày 14/2, tổ công tác do ông Hoàng Danh Tấn, Phó phòng Nội vụ làm tổ trưởng được thành lập. Ngày 25/2, tổ ra báo cáo số 02 kết luận: “Nội dung đơn tố cáo của bà Thủy đã được Chủ tịch UBND xã Quỳnh Ngọc giải quyết đúng quy trình. Tuy nhiên, kết luận sai phạm của ông Hoàng là chưa chính xác, chưa đầy đủ. Ông Hoàng với cương vị Phó Chủ tịch chưa kịp thời lập hồ sơ sai phạm của bà Thủy đã vội vàng thông báo trên hệ thống loa truyền thanh xã là chưa đúng với quy định hiện hành”.

     Đoàn kiến nghị: “Sửa đổi, bổ sung kết luận số 02 của Chủ tịch UBND xã Quỳnh Ngọc. Tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với các cá nhân có sai phạm theo kết luận của tổ công tác. Công khai kết luận thanh tra của chủ tịch UBND xã và kết luận của tổ công tác theo quy định”. 

     Từ đó đến nay, cô Thủy từng ngày, từng giờ chờ sự “công khai” trên loa nhưng càng chờ càng vô vọng nên tiếp tục khiếu nại. Ngày 18/4, cô nhận được công văn trả lời số 591của UBND huyện do Chủ tịch Lê Đức Cường ký khẳng định: “Nội dung bà tố cáo là đúng. Hai ông Hoàng, Nhật sai phạm khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú của bà. UBND xã Quỳnh Ngọc đã kỷ luật khiển trách đối với ông Nhật. UBND huyện đã ban hành Quyết định 632 kỷ luật khiển trách ông Hoàng”.

     Việc UBND xã Quỳnh Ngọc, UBND huyện Quỳnh Lưu kịp thời vào cuộc, nêu rõ sự sai phạm của cán bộ thuộc quyền là thể hiện tính nghiêm minh, tuy nhiên yêu cầu của cô Thủy là hoàn toàn chính đáng cần được giải quyết. Hai ông Hoàng, Nhật làm công tác pháp luật lại phạm luật thì việc nhận sai trước dân không nhỏ đi mà thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 4 về phê và tự phê. Làm sai ở đâu thì sửa sai nơi đó.

     Việc cán bộ xã Quỳnh Ngọc nhận lỗi công khai là cần thiết, là thái độ cầu thị, tôn trọng nhân dân. Trường THCS Sơn Hải, Công đoàn Phòng Giáo dục Đào tạo Quỳnh Lưu cũng cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cô giáo Thuỷ.

Nguồn: Báo CANA
       

Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong lời phát biểu nhân Ngày tự do báo chí thế giới hôm qua 3/5, cũng đã nhắc đến trường hợp Điếu Cày. Ông nói : « Chúng ta không được quên những nhà báo như Điếu Cày, người mà vụ bắt giữ vào năm 2008 trùng hợp với đợt đàn áp hàng loạt các nhà báo công dân ở Việt Nam». http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120504-ba-blogger-dieu-cay-phan-thanh-hai-va-ta-phong-tan-se-ra-toa-ngay-155

Xem trang .facebook của Canhsat4sao : http://www.facebook.com/langkhactrong http://blog.yahoo.com/_4QCS7HYLDQN2Y4LO3IFGTJZIDA/articles

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Ảnh UBND Vũ thư Thái bình khuyên : MỖI GIA ĐÌNH CÓ HAI CON VỢ...

Chỉ thiếu một dấu phẩy mà một khẩu khiệu cổ động cho kế hoạch hóa gia đình đã biến thành khẩu hiệu cổ súy cho hủ tục đa thê. Đó là nội dung trên tấm panô của UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.


Những ngày gần đây, một bức ảnh ghi lại một tấm biển cổ động “lạ” ở Thái Bình đã lan truyền trong cộng đồng mạng . 

Đây là một tấm biển cổ động kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu “Mỗi gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc”. Tuy nhiên, do thiếu dấu phẩy cùng cách ngắt dòng bất hợp lý, tấm biển đã bị nhiều người hiểu lầm thành: “Mỗi gia đình có hai con vợ. Chồng hạnh phúc”. Phía trên tấm biển là dòng chữ “Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư”.

Tấm ảnh này đã xuất hiện trên rất nhiều diễn đàn ở Việt Nam. Chỉ riêng mạng xã hội, tấm ảnh đã được chia sẻ hàng trăm lần với hàng chục nghìn lượt bình chọn. Kèm theo đó là rất nhiều bình luận của các cư dân mạng.

Nhiều thành viên đã không giấu nổi sự… buồn cười trước tấm biển kể trên. 

 

Hình ảnh tấm biển gây tranh cãi được cho là chụp ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 

 

Đây là một minh chứng điển hình cho việc sai lệch chỉ một dấu phẩy sẽ gây ra hậu quả to lớn. 

Từ vấn đề “câu cú” trong tấm biển, nhiều người đặt câu hỏi cho trình độ văn hóa của những người thực hiện cũng như phê duyệt tấm biển khó hiểu này.



          

NHẬT KÝ CÀN QUÉT 30/4 VÀ 1/5

Cứ như đến hẹn lại lên,hằng năm cứ đến 30/4 và 1/5 lại xộn rộn vì chương trình du hý,đập phá cứ như là tết cổ truyền.cho nên thằng nào thằng nấy đều lịch kín bưng.Hầu hết dịp này chủ yếu tập trung ăn chơi nhảy múa,còn lại số ít ngồi đóng cửa phòng tập trung chuyên môn đánh bạc ù to nhỏ bao nhiêu tuỳ túi tiền.

Do tế nhị nên không đưa ảnh lên trong chương trình này

Tối 28/3 người nhà ở Hà nội to nhỏ tấm mén đã ùn kéo về Vinh rồi.

Chiểu 29/3 làm thịt một con Lợn 25kg mua từ quê khai mạc đại lễ.Thành phần đầy đủ.Tuy nhiên đã nhờ 1 người ở quê vào đạo diễn món tiết canh cho nó chắc ăn thì thằng Cường lại nhờ thằng Thống phải gió ngu như con bò nó lại dùng nước mắm chin-su để hãm tiết nên khi hãm tiết không đông,bực hết cả cái cửa mình,điên đéo chịu được.Trận ny cụng nhừ tử

Trưa 30/4 cùng thằng Chung tiếp khách đoàn tổng cục 3 (Tổng cục xây dựng lực lượng ) bộ công an ăn thịt dê Cầu đòn ở Huyện Nam đàn.chơi luôn 4 mâm thiệt hại thấy giá rẻ bất ngờ.Trận ny phải trốn ra ngoài vì sức ống rượu kém không theo được các xếp nên phải lãng lách được mấy chén.

Đến khoảng 14h ngày 30/4 tiếp đồng chí Sơn và đ.c Uyên cán bộ huyện Yên thành vừa đi từ Huế ra và có thêm đ/c Thăng sỹ quan tỉnh đội Huế đang dẫn 100 chiến sỹ đi du lịch từ Hà nội về Vinh cũng tham gia.Trận này 5 người hết gần 2 két Huda.

Chiều 30/4 tổ chức chiêu đãi bà cụ thân sinh ra 2 đứa con của tôi.Vụ này chỉ làm hình thức có vẻ cũng quan tâm vợ con thôi.Vì người ta đi Cựa lò được thì mình cũng nghiến răng được.Trước lúc đi có hỏi nhỏ thằng trung ở Cửa lò giá cả nó bảo: Alo! Ghẹ 700k/1kg .Cua 500k/1kg .tôm loại 30con 1kg 500k....Các phòng ngỉ đẹp nay đã hết...Tôi hỏi sao Ghẹ lại đắt hơn cua nó bảo mốt năm nay là ăn Ghẹ...oạch!.

Thằng Hùng béo thì tham mưu là ta xuống tắm thôi còn ăn thì về Vinh ta ăn.He he !!!!!

Gọi hỏi cu Hưng cuội nói giờ choa xuống Cửa lò thì nên vô quan mô đây cho dễ coi ?,chứ choa đưa bia và các thứ gần đủ cả rồi thì nó alo : anh xuống quán Sơn -Thuật ở trên đảo Lan châu em đang ngồi đây.Khi đến thì ra chủ quán mình cũng quen nhưng ngồi mấy tiếng đồng hồ mà không gọi chi ăn cũng xấu măt.Lúc này Vợ l nghiến răng gọi 2 địa Mực hấp,2 địa cá,2 địa Vẹm (ốc).Vụ này nói chung khi tính tiền chủ quán cũng lấy giá rẻ 

trưa 1/5 Nghỉ

Chiều 1/5 sinh nhật cho con gái 12 tuổi.Vụ này cũng nhân tiện tiếp vợ chồng thằng Tiến - Minh vừa đi máy bay từ Sài gòn ra.Vụ này kẹo bánh không nói nhưng bia rượu thì có vẻ nhẹ nhàng hơn.

Sáng 2/5 tiễn đoàn Hà nội lên đường về nước

Trưa hôm nay 2/5,Bảo đại Đông Vĩnh có mời nhưng tuyên bố : Hôm nay nghỉ làm việc

Hân hạnh gặp lại 30/4 và 1/5 năm sau...Nghỉ ngơi tý đã mai nếu có thì nhậu tiếp

Canhsat4sao 16h ngày 2/4/2012